Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Tham luận 5: Khung quan điểm, lý thuyết về nhường nhịn

Mình đã có phần yên tâm để đi sâu Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu Xã hội nhường nhịn từ bài viết này của GS.TS Tô Duy Hợp gửi đến tham gia Hội thảo. 
Cảm ơn thầy Tô Duy Hợp !


KHUNG QUAN ĐIỂM, LÝ THUYẾT VỀ NHƯỜNG NHỊN

                                                                               GS.TS Tô Duy Hợp(*)

1. Khung quan điểm, lý thuyết phổ quát được vận dụng vào Chủ đề nhường nhịn
1.1. Tam Thuyết nền tảng
1.1.1. Thuyết biện chứng[1]
Các Định đề cơ bản của Thuyết biện chứng: Như đã biết, Hệ Định đề cơ bản của Thuyết biện chứng bao gồm các Nguyên lý và các Quy luật biện chứng phổ quát, phổ dụng sau: (1)- Các Nguyên lý biện chứng, bao gồm: (1.1)- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng, (1.2)- Nguyên lý về sự biến hóa, phát triển của các sự vật, hiện tượng; (1.3)- Nguyên lý tính đa trị của Chân lý và Chân lý là Quá trình mâu thuẫn biện chứng. (2)- Các Quy luật biện chứng cơ bản, bao gồm: (2.1)- Quy luật mâu thuẫn biện chứng (tức là Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các vế đối lập), (2.2)- Quy luật lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược lại, (2.3)- Quy luật phủ định biện chứng (tức là Quy luật phủ định có kế thừa hạt nhân hợp lý của cái bị phủ định và phủ định của phủ định tạo ra vòng xoáy trôn ốc của sự biến hóa, phát triển).
Các Lược đồ thao tác cơ bản của Thuyết biện chứng: Trong Thuyết biện chứng hiện đại có 2 Lược đồ thao tác cơ bản mang tính phổ quát, phổ dụng cho mọi đối tượng X (ở đây X = Nhường nhịn): (1)- Lược đồ tam đoạn thức biện chứng (Dialectic Triad): Dạng kinh điển của Tam đoạn thức biện chứng là [Chính đề (Thesis) – Phản đề (Antithesis) – Hợp đề (Synthesis)]. Dạng đổi mới, đầy đủ hơn của Tam đoạn thức biện chứng sẽ là {Nguyên đề (Protothesis) – [Chính đề (Thesis) – Phản đề (Antithesis) – Hợp đề (Synthesis)]}. Dưới dạng diễn ngôn đơn giản hóa, ta có thể phát biểu thực chất Lược đồ tam đoạn thức biện chứng là quá trình [MỘT PHÂN ĐÔI MÂU THUẪN & HAI HỢP MỘT THỐNG NHẤT]. (2)- Lược đồ lý thuyết biện chứng đối tượng đi từ trừu tượng đến cụ thể dưới dạng phổ quát, phổ dụng là: (2.1)- Nguyên đề: Toàn thể biện chứng đối tượng bất phân; (2.2)- Phân đề: Quá trình phân đôi mâu thuẫn biện chứng giữa Chính đề và Phản đề; (2.3)- Hợp đề: Toàn thể biện chứng đối tượng hợp nhất. Quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể trong Tư duy và bằng Tư duy là quá trình thao tác hóa Tam đoạn thức trừu tượng, khái quát này thành hệ thống những Tam đoạn thức cụ thể, riêng biệt nhằm bao quát được Toàn thể biện chứng đối tượng X bất kỳ (ở đây X = Nhường nhịn).
Khi vận dụng Tiếp cận lý thuyết biện chứng vào Chủ đề nhường nhịn để làm rõ Tính/Chất biện chứng của sự Nhường nhịn, thì ngoài hệ Nguyên lý, Quy luật cơ bản, và Lược đồ thao tác biện chứng phổ quát, phổ dụng nêu trên, cần phải biết cách vận dụng thành công 4 Nguyên tắc logic biện chứng do V.I. Lenin (1780-1924) tổng kết, đó là: (i)- Nguyên tắc tính toàn diện của sự xem xét đối tượng; (ii)- Nguyên tắc về sự biến đổi, phát triển của các sự vật, hiện tượng; (iii)- Nguyên tắc thực tiễn là tiêu chuẩn tối cao của mọi chân lý; (iv)- Nguyễn tắc chân lý luôn là cụ thể, không có chân lý trừu tượng. Thuyết biện chứng không chỉ khắc phục được hạn chế cơ bản của Phương pháp tư duy logic hình thức giản đơn theo Công thức 3Đ (tức là, Đóng = Khép kín, Cô lập; Định = Tỏ rõ, Tường minh; Đặc = Cứng rắn, Cứng nhắc), rất dễ bị tuyệt đối hóa để biến thành Tư duy siêu hình = phản biện chứng; mà còn tạo ra Phương pháp tư duy logic biện chứng phức hợp theo Công thức 3M (tức là, Mở, Mờ, Mềm) rất phù hợp khi vận dụng vào các Đối tượng phức tạp, phức hợp, như sự Nhường nhịn trong Văn hóa ứng xử, giao tiếp, giao lưu giữa các Chủ thể, nhất là trong Bối cảnh vừa cạnh tranh vừa hợp tác ở trong Nước và trên Thế giới đầy biến động như hiện nay.
1.1.2. Thuyết toàn thể
Toàn thể luận tân cổ điển (Neoclassic Holism)[2] thực chất là Tiếp cận lý thuyết hệ thống tổng quát mà đỉnh cao là Thuyết hệ thống tổng quát (General Systems Theory) do L.V. Bertalanffy đề xuất vào giữa thế kỷ XX. Toàn thể luận phi cổ điển (Nonclassic Holism) do Edgar Morin đề xuất vào cuối thể kỷ XX dưới dạng Thuyết Khung mẫu tư duy phức hợp (Complex Thinking Paradigmatologism).
+ Thuyết hệ thống tổng quát
Các Nguyên lý của Lý thuyết hệ thống tổng quát: Hệ Nguyên lý của Lý thuyết hệ thống tổng quát bao gồm: (1)- NL lưỡng tính thống nhất mâu thuẫn: đơn giản hoặc/và phức hợp, chỉnh thể hoặc/và phức thể, vi mô hoặc/và vĩ mô, độc lập hoặc/và phụ thuộc; (2)- NL tính toàn thể: đối/hợp giữa hợp trội hoặc/và kiềm chế; (3)- NL ổn định: hướng đích cân bằng nội tại, tự điều chỉnh; (4)- NL hữu hạn: về không gian (đồng đại: do quan hệ HT – Môi trường), về thời gian (lịch đại: do Tính quy luật “thành – trụ – dị – diệt”); (5)- NL phản hồi: đối/hợp PH âm hoặc/và PH dương, PH cứng hoặc/và PH mềm (Tô Duy Hợp tổng hợp, 2016). Hệ Nguyên lý nêu trên làm thành Cơ sở logic của Lý thuyết hệ thống tổng quát. Nó khắc phục được sự tương phản giữa Logic hình thức (Formal Logic) và Logic biện chứng (Dialectical Logic) nhờ kết nối 2 vế đối lập để trở thành 1 Logic thống nhất = Logic hệ thống (Systematic Logic). Nói khác đi, Logic hệ thống thực thất là sự thống nhất mâu thẫn giữa Logic hình thức và Logic biện chứng.
Các Lược đồ thao tác theo Lý thuyết hệ thống tổng quát: (1)- Lược đồ tổng quát: (1.1)- Từ Đối tượng thực tế đến Phân tích và Tổng hợp hệ thống; (1.2)- ... → đến điều khiển và quản lý hệ thống; (1.3)- ... → đến cải tạo hệ thống cũ hoặc kiến tạo hệ thống mới. (2)- Tiếp cận hệ thống: (2.1)- Tiếp cận hệ thống bằng Trực quan sinh động: Cảm nhận hệ thống; (2.2)- Tiếp cận hệ thống bằng Tư duy trừu tượng: Thức nhận hệ thống: (i)-  Quan điểm hộp đen: Đầu vào – Đầu ra; (ii)- Phân tích & tổng hợp cấu trúc, chức năng hệ thống; (iii)- Phân tích & tổng hợp hành vi, động thái hệ thống; (iv)- Nghiên cứu tương tác hệ thống; (v)- Nghiên cứu lịch sử hệ thống; (vi)- Nghiên cứu xu hướng biến đổi và dự báo hệ thống; (vii)- Nghiên cứu quá trình tạo (= tái tạo, cải tạo, kiến tạo) hệ thống. (2.3)- Toàn đồ hệ thống: Thống nhất Tiếp cận kinh nghiệm (& thực nghiệm) và Tiếp cận lý thuyết (& khoa học) về Hệ thống. (3)- Điều khiển và Quản lý hệ thống: (3.1)- Nghịch lý điều khiển và quản lý hệ thống (đối/hợp “sử hoặc/và sự”; tình trạng bất định thông tin khi đề ra quyết định); (3.2)- Chương trình hóa và Kế hoạch hóa trong Điều khiển và Quản lý hệ thống (đối/hợp “Chương trình mục tiêu hoặc/và Liệu cơm gắp mắm”, Nguyên tắc thận trọng hay “cẩn tắc vô áy náy”); (3.3)- Hợp lý hóa và Tối ưu hóa trong Điều khiển và Quản lý hệ thống (Nguyên tắc “độ đa dạng thích hợp của Hệ thống quản lý”, Nguyên tắc bỏ qua tối ưu “chỉ tập trung vào chỉ thị đặc trưng rút gọn” thay vì quan tâm Hệ đặc trưng đầy đủ. (4)- Tái tạo, Cải tạo hoặc Kiến tạo hệ thống: (4.1)- Điều chỉnh, Cải tiến hệ thống; (4.2)- Giải thể, Phá hủy hệ thống; (4.3)- Kiến tạo hệ thống mới.
Khi vận dụng Tiếp cận hệ thống tổng quát vào Chủ đề nhường nhịn cần phải xác định “Con người nhường nhịn”, “Tập thể nhường nhịn”, “Xã hội nhường nhịn” là những Hệ thống đặc thù; do đó ngoài Tính/Chất hệ thống tổng quát (được thể hiện qua các Nguyên lý và Lược đồ thao tác lý thuyết hệ thống phổ quát, phổ dụng nêu trên) còn có Tính/Chất hệ thống đặc thù riêng của Con người nhường nhịn, Tập thể nhường nhịn”, và của Xã hội nhường nhịn[3]. Đó chính là Nhiệm vụ nghiên cứu chuyên biệt của Đề tài này.
+ Thuyết Khung mẫu tư duy phức hợp
Khung mẫu tư duy phức hợp thực chất là Khung mẫu tổng – tích hợp hệ thống, liên – xuyên ngành trong Tư duy lý luận và khoa học cũng như trong Thực tiễn và Đời sống đương đại. Đối với E. Morin thì Khung mẫu tư duy phức hợp dựa trên 3 Nguyên lý của Tư duy phức hợp, tạo thành một Tam Vị nhất thể (Triad), đó là: (1)- Nguyên lý đối/hợp logic (principe dialogique). Nguyên lý hay Nguyên tắc đối/hợp logic cho phép ta duy trì tính lưỡng nguyên ở giữa lòng khối thống nhất. Nó kết hợp hai vế vừa bổ sung vừa đối kháng nhau; (2)- Nguyên lý hồi quy hay đệ quy (principe récursif). Ý tưởng đệ quy là ‎đoạn tuyệt với ‎ Ý tưởng tuyến tính một chiều theo kiểu nhân/quả, sản phẩm/nhân tố sản xuất, kết cấu/kết cấu hạ tầng, bởi lẽ mọi cái được sinh ra đều quay trở lại cái đã sinh ra nó trong một chu trình đích thân là tự – cấu thành, tự – tổ chức và tự – sản sinh;  (3)- Nguyên lý toàn đồ hay toàn hình (principe hologrammatique): Không chỉ bộ phận ở trong toàn thể, mà toàn thể cũng ở trong bộ phận... Ý tưởng toàn hình vượt lên hẳn cả Quy giản luận vốn chỉ nhìn nhận các bộ phận, cũng như Chủ toàn luận (holisme) chỉ nhình nhận cái toàn thể....Vậy ý nghĩa toàn hình tự bản thân nó là mật thiết với ý tưởng đệ quy, mà bản thân đệ quy cũng một phần gắn với ý tưởng đối/hợp logic (Edgar Morin, 2009: 112-115). Mối quan hệ nhân học – xã hội là phức hợp, bởi vì toàn thể nằm trong cái bộ phận, bộ phận nằm trong cái toàn thể... mọi hệ thống tư duy đều mở và có một đột phá khẩu, cũng như cả một khiếm khuyết trong khung cửa. Thế nhưng ta đủ khả năng để có được những siêu-quan điểm. Chỉ có được siêu-quan điểm nếu “người quan sát kiêm quan niệm” tự hội nhập vào quan sát và quan niệm. Chính vì vậy mà cớ sao Tư duy tính phức hợp lại cần việc hội nhập của người quan sát và người quan niệm vào chính việc quan sát và quan niệm của họ (Edgar Morin, 2009: 115-117). 
Tiếp cận lý thuyết khung mẫu được vận dụng vào Chủ đề nhường nhịn sẽ hướng dẫn việc giải quyết vấn đề chuyển đổi Khung mẫu tư duy và hành động trong Cách mạng văn hóa – xã hội trên phạm vi toàn cầu hiện nay.        
1.1.3. Thuyết Khinh trọng[4]
+ Các Định đề cơ bản: (1)- Định đề 1 về Bản tính khinh trọng: Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có Bản tính khinh trọng; (2)- Định đề 2 về Quan hệ khinh trọng: Quan hệ giữa khinh hoặc/và trọng là Quan hệ cơ bản của mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. (3)- Định đề 3 về Biến đổi khinh trọng: Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có thể Biến đổi hoặc/và Không Biến đổi khinh trọng. (4)- Định đề 4 về Lựa chọn khinh trọng: Khách thể tự nó, Chủ thể tự chủ Lựa chọn khinh trọng.
+ Các Nguyên tắc Logic khinh trọng: (1)- Nguyên tắc 1 về Toàn đồ khinh trọng: Đó là Nguyên tắc phân biệt hoặc/và không phân biệt, điều chỉnh hoặc/và không điều chỉnh, thay đổi hoặc/và không thay đổi khinh trọng áp dụng cho đối tượng “X” bất kỳ. (2)- Nguyên tắc 2 về Khinh Trọng Giá trị chân lý: Đó là Nguyên tắc lựa chọn khinh trọng giữa vô số giá trị chân lý trung gian giữa hai giá trị cực đoan là “chân thực hoàn toàn” (hay “đúng đắn hoàn thoàn”) hoặc là “giả tạo hoàn toàn” (hay “sai lầm hoàn toàn”) như “rất chân thực” (hay “rất đúng đắn”), “gần chân thực” (hay “gần đúng đắn”), “nửa chân thực/nửa giả tạo” (hay “nửa đúng/nửa sai”), “gần giả tạo” (hay “gần sai lầm”), “rất giả tạo” (hay “rất sai lầm”)…
Cơ sở logic khinh trọng (Khinhtrongist Logic) đã vượt/gộp hạt nhân hợp lý của Cơ sở logic hình thức (Formal Logic), Cơ sở logic biện chứng (Dialectic Logic), Cơ sở logic hệ thống (Systematic Logic), và Cơ sở logic phức hợp (Complex Logic).

Bảng 1: So sánh 3 Cơ sở logic của Tư duy đương đại
Quan điểm biện chứng
(Dialectics,
HegelMarx)
QĐ Tư duy phức hợp
(Complex Thinking,
E. Morin)
khinh trọng
(Khinhtrongism,
Tô Duy Hợp và Cộng sự)
1. Liên hệ phổ biến
1. Dialogique (Logic kép, đối/hợp logic)
1. Thuộc tính khinh trọng và khinh trọng Thuộc tính
2. Biến hóa, phát triển
2. Récurcif (phản hồi, hồi quy)
2. Quan hệ khinh trọng và khinh trọng Quan hệ
3. Mâu thuẫn biện chứng (thống nhất và ‘‘đấu tranh’’ giữa các vế đối lập)
3. Hologrammtique (toàn ảnh, toàn hình, toàn đồ)
3. Biến đổi khinh trọng và khinh trọng Biến đổi
4. Lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược lại
4. Khung mẫu mạch vòng nhân quả
4. Lựa chọn khinh trọng và khinh trọng Lựa chọn
5. Phủ định của phủ định biện chứng
5. Khung mẫu toàn đồ phức hợp
5. Khung mẫu toàn đồ khinh trọng và khinh trọng Toàn đồ
6. Chân lý là quá trình biện chứng
6. Chân lý là quá trình phức hợp
6. Chân lý khinh trọng và khinh trọng Chân lý

+ Lược đồ thao tác Logic khinh trọng

Các Khung mẫu (KM) khinh trọng (K–T): (1)- Các KM phân biệt K–T: (1.1)- Các KM phân biệt K–T thái quá: (1.1.1)- KM1: trọng X thái quá, (1.1.2)- KM2: trọng ךX thái quá; (1.2)- Các KM phân biệt K–T có mức độ vừa phải: (1.2.1)- KM3: hỗn hợp X và ךX, coi trọng X hơn ךX, (1.2.2)- KM4: hỗn hợp ךX và X, coi trọng ךX hơn X; (2)- Các KM không phân biệt K–T: (2.1)- KM5: hỗn hợp, cân bằng bất phân K-T giữa X và ךX, (2.2)- KM6: nhị nguyên, bình đẳng bất phân K-T giữa X và ךX, (2.3)- KM7: dung hoà, bất phân K-T giữa X và ךX, (2.4)- KM8: dung hợp, bất phân K-T giữa X và ךX.
Các Phương thức (PT) điều chỉnh hoặc thay đổi khinh trọng: (1)- các PT điều chỉnh khinh trọng của một Khung mẫu (KMi → KMi’): (1.1)- PT1 = tăng hoặc giảm mức độ khinh trọng, (1.2)- PT2 = mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi khinh trọng, (1.3)- PT3 = tái cấu trúc Khung mẫu khinh trọng; (2)- các PT thay đổi khinh trọng giữa các Khung mẫu (KMi → KMj): (2.1)- PT4 = thay đổi KM khinh trọng một cách liên tục hoặc gián đoạn, (2.2)- PT5 = thay đổi KM khinh trọng một cách tuyến tính hoặc phi tuyến tính, (2.3)- PT6 = thay đổi KM khinh trọng một cách bất thuận nghịch hoặc thuận nghịch
Như vậy, Thuyết khinh trọng vừa tổng – tích hợp hạt nhân hợp lý của Thuyết biện chứng và Thuyết toàn thể, đồng thời xây dựng được Lược đồ hóa giải tình trạng Nan đề của Tư duy lý luận phổ quát, phổ dụng nêu trên. Các Nan đề điển hình bao gồm: đối với Thuyết biện chứng thì đó là tình trạng đối/hợp Khái niệm bên ngoài giữa Biện chứng hoặc/và Siêu hình, và song đề Lý thuyết giữa Thuyết biện chứng (Dialectics, hay được gọi là Phép biện chứng) hoặc/và Thuyết siêu hình (Metaphysics, hay được gọi là Phép siêu hình), cũng như tình trạng đối/hợp Khái niệm bên trong giữa Biện chứng khách quan hoặc/và Biện chứng chủ quan, và song đề Lý thuyết giữa Thuyết biện chứng duy vật (Materialist Dialectics) hoặc/và Thuyết biện chứng duy tâm (Idealist Dialectics); còn đối với Thuyết toàn thể thì đó là tình trạng đối/hợp bên ngoài giữa Toàn thể hoặc/và Cá thể, và song đề Lý thuyết giữa Thuyết toàn thể (Holism, hay được gọi là Toàn thể luận) hoặc/và Thuyết cá thể (Individualism, hay được gọi là Cá thể luận), cũng như tình trạng đối/hợp Khái niệm bên trong giữa Toàn thể tích hợp hoặc/và Toàn thể phức hợp, và song đề Lý thuyết giữa Thuyết toàn thể tích hợp (Integrated Holism) hoặc/và Thuyết toàn thể phức hợp (Complex Holism). Tình trạng Nan đề của các Tiếp cận lý thuyết nền tảng này sẽ được hóa giải bằng cách vận dụng Lược đồ khung mẫu lựa chọn khinh trọng (tức là theo 8 KM lựa chọn khinh trọng) và theo các Phương thức điều chỉnh hoặc thay đổi khinh trọng (tức là theo 6 PT biến đổi khinh trọng) như đã trình bày ở trên.
Khi vận dụng Thuyết khinh trọng vào Chủ đề nhường nhịn, trước hết phải xuất phát từ tình trạng Nan đề của sự Nhường nhịn. Đề tài này phải xác định rõ các cặp đối/hợp Khái niệm và song đề Lý thuyết về sự Nhường nhịn. Các Nan đề về sự Nhường nhịn sẽ phân ra thành 2 Nhóm lớn theo 2 hướng Tiếp cận khinh trọng: một là, Nhường nhịn khinh – trọng, coi khinh trọng là Bản tính và là Quan hệ cơ bản của sự Nhường nhịn, bao gồm các Nan đề cấu trúc, chức năng, quá trình, bản chất của sự Nhường nhịn và hai là, Khinh – Trọng sự Nhường nhịn, bao gồm các Nan đề đánh giá, sử dụng, dự báo, kiến tạo, chuyển đổi sự Nhường nhịn của các cấp độ Cá nhân, Cộng đồng, Xã hội tổng thể.
1.2. Tam luận tổng quát
Tam luận tổng quát, bao gồm: (1)- Bản thể luận (Ontology, Ontologism), (2)- Nhận thức luận (Gnosiology, Epistemology), (3)- Phương pháp luận (Methodology). Bản thể luận là sự Bàn luận hay Lý luận về Bản thể = Thực thể (Substance) và về Bản chất (Essence) của sự Tồn tại (Existence). Nhận thức luận là sự Bàn luận hay Lý luận về Nguồn gốc (Origin), Bản chất (Essence), Quy luật (Law), Tiêu chuẩn chân lý (Criterion of Truth) của quá trình nhận thức thế giới khách quan cũng như của quá trình tự nhận thức của các Chủ thể. Phương pháp luận là sự Bàn luận hay Lý luận về các Phương pháp (Methods) của Nhận thức, Tư duy và của Hành động thực tiễn. Tam luận tổng quát (= Bản thể luận, Nhận thức luận, và Phương pháp luận), như vậy, là Khung lý thuyết bổ sung cho Tam thuyết nền tảng (= Thuyết biện chứng, Thuyết toàn thể, và Thuyết khinh trọng). Không chỉ Triết học (Philosophy) mà cả Khoa học (Science) và Đạo học (Taology) đều phải dựa trên Tam thuyết nền tảng và đều phải được thao tác qua Tam luận tổng quát nêu trên.
Trong Đề tài này, Tam luận tổng quát nêu trên sẽ được đặc thù hóa vào việc Bàn luận và Lý luận về Đối tượng cụ thể đó là sự Nhường nhịn. Một cách tương ứng ta sẽ có: Bản thể luận về sự Nhường nhịn, sẽ Bàn luận và Lý luận về sự Tồn tại, Thực thể, và về Bản chất của Nhường nhịn; Nhận thức luận về sự Nhường nhịn, sẽ Bàn luận và Lý luận về Con đường nhận thức và đánh giá kết quả nhận thức đúng đắn về sự Nhường nhịn; và Phương pháp luận về sự Nhường nhịn, sẽ làm rõ sự lựa chọn Phương pháp tiếp cận và các Phương pháp cụ thể phù hợp với Đối tượng cụ thể là sự Nhường nhịn. Do Tam luận tổng quát rơi vào tình trạng Nan đề lý luận dưới dạng các đối/hợp Khái niệm và song đề Lý thuyết, cho nên khi vận dụng Tam luận tổng quát phải dựa trên Khung lý thuyết nền tảng, đặc biệt là Tiếp cận lý thuyết khinh trọng để tìm hiểu và hóa giải tình trạng Nan đề tam luận một cách phù hợp với Đối tượng cụ thể là sự Nhường nhịn. Tình trạng Nan đề tam luận tổng quát đó bao gồm: (1)- Các song đề tiêu biểu của Bản thể luận: (1.1)- Song đề giữa Bản thể luận hoặc/và Phi Bản thể luận, (1.2)- Song đề giữa Bản thể luận duy vật hoặc/và Bản thể luận duy tâm; (2)- Các song đề tiêu biểu của Nhận thức luận: (2.1)- Song đề giữa Nhận thức luận hoặc/và Phi Nhận thức luận, (2.2)- Song đề giữa Nhận thức luận duy cảm hoặc/và Nhận thức luận duy tâm; (3)- Các song đề tiêu biểu của Phương pháp luận: (3.1)- Song đề giữa Phương pháp luận hoặc/và Phi Phương pháp luận, (3.2)- Song đề giữa Phương pháp luận biện chứng hoặc/và Phương pháp luận siêu hình, (3.3)- Song đề giữa Phương pháp luận toàn thể hoặc/và Phương pháp luận cá thể.
2. Khung quan điểm, lý thuyết xã hội – nhân văn được vận dụng vào Chủ đề nhường nhịn
Trong Mục 1: “Khung quan điểm, lý thuyết phổ quát được vận dụng vào Chủ đề nhường nhịn”, ta đã coi sự Nhường nhịn như là một Hiện tượng đặc thù. Ở đây, cụ thể hơn, ta sẽ coi sự Nhường nhịn là một Hiện tượng đặc thù xã hội – nhân văn. Khung quan điểm, lý thuyết xã hội – nhân văn được vận dụng vào Chủ đề nhường nhịn trong Mục 2 này sẽ bao gồm: Tam thuyết xã hội – nhân văn tổng quát và một số Quan điểm, Lý thuyết xã hội nhân văn chuyên biệt.
2.1. Tam Thuyết xã hội – nhân văn tổng quát
Tam giác lý thuyết xã hội tổng quát trong Tư duy lý luận và khoa học đương đại bao gồm: (1)- Thuyết thực chứng (Positivism) với Tác giả kinh điển là A. Comte (1798-1857), (2)- Thuyết diễn giải (Interpretivism) với Tác giả kinh điển là M. Weber (1864-1920), và Thuyết phê phán (Criticism) với Tác giả kinh điển là K. Marx (1818-1883). Ba cách Tiếp cận xã hội – nhân văn này tạo thành một Tam giác song đề lý thuyết xã hội – nhân văn tổng quát. Bảng 5 so sánh sự khác biệt và Hộp 1 ghi nhận một số đặc trưng chung của 3 hệ Quan điểm lý luận xã hội – nhân văn nêu trên:

 Bảng 2So sánh sự khác biệt giữa 3 cách Tiếp cận nghiên cứu xã hội


Chủ nghĩa
thực chứng
Khoa học xã hội[5]
diễn giải
Khoa học xã hội[6]
phê phán
1. Lý do nghiên cứu

Nhằm khám phá các qui luật tự nhiên để con người có thể dự đoán và kiểm soát các sự kiện
Nhằm hiểu và mô tả được những hành động xã hội có ý nghĩa
Nhằm đập tan các huyền thoại và trao quyền lực cho con người để thay đổi xã hội một cách triệt để
2. Bản chất của thực tại xã hội

Là những mô hình hoặc trật tự vốn đã tồn tại bền vững và có thể được khám phá
Là những định nghĩa mềm dẻo về cảnh huống được tạo ra từ những tương tác của con người
Đầy những sự xung đột và do những cấu trúc ẩn giấu bên trong chi phối
3. Bản chất của loài người
Là những cá nhân vị kỷ, có lý trí và chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài
Là những con người xã hội tự tạo ra ý nghĩa và luôn hiểu về thế giới của mình
Là những con người sáng tạo, có thể thay đổi và có những tiềm năng ẩn, bị giam cầm bởi những ảo tưởng và sự bóc lột
4. Vai trò của tri thức thông thường
Khác xa và kém tin cậy so với khoa học
Là các lý thuyết rất mạnh được những con người bình thường sử dụng hàng ngày
Là những niềm tin sai lầm, che giấu các điều kiện quyền lực và khách quan
5. Mô tả
về lý thuyết

Là một hệ thống logic với các định nghĩa, tiêu đề và qui luật
Là mô tả về việc hệ thống ý nghĩa của một nhóm người đã được hình thành và tồn tại như thế nào
Là một sự phê phán đóng vai trò bóc trần các điều kiện thực và giúp con người thấy được con đường đi tới một thế giới tốt đẹp hơn
6. Một sự giải thích đúng đắn
Kết nối được một cách logic với các quy luật và có cơ sở là các sự kiện thực tế
Đồng cảm và chia sẻ quyền lợi với các đối tượng được nghiên cứu
Cung cấp cho con người các công cụ cần thiết để thay đổi thế giới
7. Bằng chứng tốt

Có cơ sở là các quan sát chính xác mà những người khác có thể lặp lại
Gắn chặt trong bối cảnh của những tương tác xã hội mềm dẻo
Có được từ lý thuyết có thể phá tan những ảo tưởng
8. Vị trí của các giá trị
Khoa học không có chỗ cho giá trị, trừ khi lựa chọn chủ đề nghiên cứu
Các giá trị là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội: không có giá trị của một nhóm nào là sai lầm, chỉ có các giá trị khác nhau mà thôi
Mọi khoa học đều phải bắt đầu từ một vị trí giá trị nào đó; một số vị trí là đúng, một số là sai.

Hộp 1Các Đặc điểm chung của 3 cách Tiếp cận nghiên cứu xã hội

(1)- Đều mang tính thực nghiệm. Mỗi cách tiếp cận đều có nguồn gốc từ thực tế quan sát được về cách nhìn, nghe, các hành vi, các tình huống, thảo luận, và hành động của con người. Nghiên cứu không bao giờ chỉ dựa vào hư cấu và tưởng tượng.
(2)- Đều có tính hệ thống. Mỗi cách tiếp cận đều nhấn mạnh việc nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ càng. Cả ba cách tiếp cận đều không chấp nhận những suy nghĩ và quan sát ngẫu nhiên, kém chất lượng hoặc tùy tiện.
(3)- Đều có tính lý thuyết. Bản chất của các lý thuyết là khác nhau, nhưng tất cả đều nhấn mạnh vào việc sử dụng các tư tưởng và xen xét các mô hình. Không cách tiếp cận nào cho rằng xã hội là hỗn độn và vô trật tự; cả ba cách tiếp cận đều cho rằng giải thích hay hiểu biết là có thể được.
(4)- Đều mang tính công khai. Cả ba tác phẩm đều nói rằng tác phẩm của nhà nghiên cứu cần phải thẳng thắn thể hiện trước các nhà nghiên cứu khác; nó cần phải có tính công khai và chia sẻ được. Cả ba cách tiếp cận đều phản đối việc giấu giếm, giữ làm của riêng hay giữ bí mật quá trình nghiên cứu.
(5)- Đều có tính tự suy ngẫm. Các cách tiếp cận này đều nói rằng nhà nghiên cứu cần nghĩ về cái mình làm và phải tự ý thức được về điều đó. Không bao giờ được làm nghiên cứu một cách mù quáng hay không có suy nghĩ. Điều này bao hàm cả việc suy tính một cách nghiêm túc và đòi hỏi việc tự ý thức.
(6)- Đều là quá trình mở. Cả ba cách tiếp cận đều coi nghiên cứu là quá trình liên tục vận động, tiến triển, thay đổi, đặt câu hỏi mới, và đi theo chỉ dẫn. Không cách tiếp cận nào cho rằng nghiên cứu là tĩnh, cố định hay khép kín. Tri thức hiện thời hay các tiến trình nghiên cứu không phải là “được khắc trên đá” và cố định. Chúng thay đổi liên tục và luôn mở ra những cách nghĩ và cách làm mới.
   
“Do vậy, mặc dù các cách tiếp cận này là khác nhau, nhưng chúng đều cho rằng khoa học xã hội cố gắng tạo ra những tri thức có tính lý thuyết dựa trên thực nghiệm và được thu thập một cách hệ thống thông qua các quá trình xã hội, mang tính tự suy ngẫm và mang tính mở” (W. Lawence Neuman, 2005: Phần I, Bảng 4.1, tr. 102 và Hộp 4.3, tr. 104).
Như đã biết, khi bàn luận về những Chủ đề/Vấn đề xã hội – nhân văn, mỗi Trường phái lý thuyết thực chứng, diễn giải, phê phán đều có điểm Nhấn riêng; lúc ban đầu đối lập, có khi đối kháng nhau, nhưng càng về sau, nhất là hiện nay chuyển sang đối thoại, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau trong Tam giác song đề lý thuyết xã hội – nhân văn: (1)- Tiếp cận lý thuyết thực chứng đề cao Lý thuyết chức năng và cấu trúc xã hội, nhấn mạnh vai trò của Đồng thuận xã hội, Đoàn kết xã hội, Quyết định luận xã hội; (2)- Tiếp cận diễn giải chú trọng Lý thuyết hành động và tương tác xã hội, nhấn mạnh vai trò của Nhân tố con người, Hành động cá nhân, Tương tác trực tiếp giữa các Chủ thể; (3)- Tiếp cận phê phán đề cao Lý thuyết xung đột và biến đổi xã hội, nhấn mạnh vai trò của Mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là Đấu tranh giai cấp tạo động lực cơ bản cho Tiến hóa, Tiến bộ xã hội bằng con đường Cách mạng xã hội, nhằm xóa bỏ Hình thái kinh tế – xã hội lạc hậu, lỗi thời và thay thế bằng Hình thái kinh tế – xã hội mới tiến bộ, hợp thời.
Theo Quan điểm chỉ đạo của Lý thuyết khinh trọng thì có một số cách vận dụng Tam Thuyết xã hội – nhân văn nêu trên vào sự Nhường nhịn với tư cách là một Hiện tượng và Quá trình xã hội – nhân văn đặc thù, và không có cách nào ưu trội tuyệt đối cả! Cách thứ nhất là đi theo đường lối lựa chọn thứ tự ưu tiên, và có 3 Kiểu lựa chọn ưu tiên: một là, bắt đầu từ Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội) sau đó bổ sung hạt nhân hợp lý của Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội),  và của Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội); hai là, bắt đầu từ Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội) sau đó bổ sung hạt nhân hợp lý của Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội) và của Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội), ba là bắt đầu từ Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội) sau đó bổ sung hạt nhân hợp lý của Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội) và của Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội). Có thể đi theo chiều ngược lại: một là, bắt đầu từ Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội) sau đó bổ sung hạt nhân hợp lý của Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội) và của Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội); hai là, bắt đầu từ Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội) sau đó bổ sung hạt nhân hợp lý của Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội) và của Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội), ba là bắt đầu từ Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội) sau đó bổ sung hạt nhân hợp lý của Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội) và của Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội). Do mỗi Trường phái lý thuyết xã hội – nhân văn tổng quát nêu trên đều trải qua 3 giai đoạn cơ bản của quá trình hình thành và phát triển: cổ điển (hay kinh điển) – tân cổ điển – phi cổ điển trong suốt thời gian hơn 150 năm qua kể từ giữa thể kỷ XIX đến nay và đều vận động theo tính quy luật chung đi từ đối đầu, loại trừ lẫn nhau giữa các cặp: Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội) ↔ Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội), Thuyết diễn giải (đề cao hành động, tương tác xã hội) ↔ Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội), Thuyết phê phán (đề cao xung đột, biến đổi xã hội) ↔ Thuyết thực chứng (coi trọng chức năng, cấu trúc xã hội) đến đối thoại, bổ sung cho nhau giữa 3 Lý thuyết nêu trên; cho nên đi theo đường lối lựa chọn thứ tự ưu tiên giữa 3 Thuyết thực chứng (chức năng), diễn giải (hành động), phê phán (xung đột) Đề tài này sẽ có thuận lợi khi tiếp thu thành quả lý luận & khoa học du nhập, vấn đề còn lại là phải biết vận dụng một cách sáng tạo và tiến tới sáng tạo trong vận dụng sao cho phù hợp với tiến trình đổi mới Tính/Chất nhường nhịn trong Bối cảnh gia tăng hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa toàn diện kinh tế – xã hội. Cách thứ hai là xuất phát từ một số Điểm chung của 3 Thuyết thực chứng (chức năng), diễn giải (hành động), và phê phán (xung đột), đi tìm chỗ giao thoa giữa 3 Thuyết nêu trên, từ đó sẽ vận dụng vào Chủ đề/Vấn đề nhường nhịn của Đề tài này. Có lẽ chỗ giao thoa giữa Thực chứng luận (Chức năng luận), Diễn giải luận (Tương tác luận), và Phê phán luận (Mâu thuẫn luận) hiện nay chính là ở Khung mẫu tư duy logic được thể hiện qua Công thức 3 M (tức là, Mở, Mờ, Mềm) của Tư duy lý luận & khoa học xã hội – nhân văn đương đại.
2.2. Một số Quan điểm, Lý thuyết xã hội – nhân văn chuyên biệt
Khung quan điểm, lý thuyết xã hội – nhân văn chuyên biệt được vận dụng vào Chủ đề nhường nhịn bao gồm nhiều Quan điểm, Lý thuyết khác nhau; trong đó có một số Quan điểm, Lý thuyết xã hội – nhân văn chuyên biệt quan trọng sau đây: (1)- Thuyết vấn đề xã hội (Social Problems), (2)- Thuyết nhu cầu (Needs), (3)- Thuyết đồng thuận xã hội (Social Consensus), (4)- Thuyết xã hội hài hòa (Harmonious Society), (5)-Thuyết xã hội lành mạnh (Good Society), (6)- Thuyết phát triển bền vững (Sustainable Development), (7)- Thuyết toàn cầu hóa (Globalization).
2.2.1. Thuyết Vấn đề xã hội
“Chúng tôi cho rằng, sự thiếu hụt nhường nhịn trong ứng xử nói chung của người Việt Nam hiện nay đã đến mức nghiêm trọng và nguy hiểm. Nói cụ thể hơn là chúng ta đang thiếu hụt đức tính nhường nhịn, văn hóa nhường nhịn, thói quen giao tiếp nhường nhịn, lối ứng xử nhường nhịn…” (Phan Tân, 2017: 9). Nếu coi tình trạng thiếu hoặc không nhường nhịn là vấn nạn xã hội bức xúc hiện nay thì ta cần phải vận dụng Quan điểm, Lý thuyết về các Vấn đề xã hội nói chung vào Chủ đề về Nhường nhịn của Đề tài này. Dưới đây xin giới thiệu một Công trình tổng quan các Quan điểm về những vấn đề xã hội trong Xã hội học Mỹ vào đầu Thế kỷ XXI.
“… Cuốn Sách “Nghiên cứu các vấn đề xã hội (7 Quan điểm)” - The Study of Social Problems (7 Perspectives) do Earl Rubington và Martin S. Weinberg chủ biên[7] ra đời đã cung cấp cho các Giảng viên, những Nhà nghiên cứu các Quan điểm và những Lý giải mà họ tìm kiếm. Mục đích của cuốn Sách này là chỉ ra những cách thức khác nhau mà các Nhà xã hội học Mỹ đã xem xét các vấn đề xã hội từ đầu thế kỷ XX cho đến tận ngày nay. Các Tác giả đã giới thiệu 7 Quan điểm lý thuyết xã hội học về các vấn đề xã hội, đó là các Quan điểm như: (1)- Bệnh học xã hội (Social Pathology), (2)- Phá tổ chức xã hội (Social Disorganization), (3)- Xung đột giá trị (Value Conflict), (4)- Hành vi lệch lạc (Deviant Behavior), (5)- Dán nhãn (Labelling), (6)- Phê phán (Critical Perspective), và (7)- Kiến tạo xã hội (Social Constructionism). Mỗi Quan điểm trình bày những Phương pháp khác nhau trong việc giải quyết sự “ủy thác kép” (dual mandate) như thế nào (“sự ủy thác kép” đề cập đến hai mục tiêu của Xã hội học: giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển xã hội học như một chuyên ngành khoa học…Các Tác giả sẽ cung cấp một bản tóm tắt về Quan điểm – những nét đặc trưng liên quan đến định nghĩa, nguyên nhân, điều kiện, hậu quả và giải pháp cho các vấn đề xã hội... Nhìn chung, mỗi Quan điểm có một điểm nhấn riêng: (1)- Quan điểm Bệnh học xã hội tập trung vào các cá nhân (persons); (2)- Quan điểm Phá tổ chức xã hội nhấn mạnh các quy tắc (rules); (3)- Quan điểm Xung đột giá trị xem xét các giá trị và lợi ích (values and interests); (4)- Quan điểm Hành vi lệch lạc nhấn mạnh các vai trò (roles); (5)- Quan điểm Dán nhãn nghiên cứu các phản ứng xã hội (social reactions); (6)- Quan điểm Phê phán tập trung vào các quan hệ giai cấp (class relations); và (7)- Quan điểm Kiến tạo tập trung vào quá trình tạo ra yêu sách (claims-making process). “Uy thế của Quan điểm kiến tạo trong việc nghiên cứu các vấn đề xã hội cho thấy một Quan niệm đầy đủ hơn về những vấn đề giữa Thuyết quyết định xã hội và Thuyết nhân tố con người. Nhưng không chắc rằng sự đề cao nhân tố con người thuần túy sẽ đánh bại Thuyết quyết định cực đoan. Sự tổng hợp 2 Quan điểm này có vẻ phù hợp hơn. Và nếu điều đó xảy ra, có thể một Quan điểm khác về các vấn đề xã hội sẽ xuất hiện” (Sđd, tr. 363 – 364). Nhận định trên cho thấy 7 Quan điểm lý thuyết xã hội học Mỹ về các vấn đề xã hội đã tạo ra tình trạng song đề lý thuyết (theoretical dilemma) giữa một bên là các Lý thuyết theo Quyết định luận xã hội (social Determinism) như: 1/- Bệnh học xã hội, 2/- Phá tổ chức xã hội, 3/- Xung đột giá trị, 4/- Phê phán và bên kia là các Lý thuyết theo Quan điểm đề cao nhân tố con người (Human Agency) như:, 1/- Hành vi lệch chuẩn, 2/- Dán nhãn. Lịch sử xã hội học Mỹ là lịch sử thấu hiểu và hóa giải tình trạng song đề lý thuyết này về các vấn đề xã hội. Và người ta đã bắt đầu tổng – tích hợp hạt nhân hợp lý của các Quan điểm lý thuyết vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nêu trên trong một Quan điểm mới, đó là Quan điểm kiến tạo xã hội (Social Constructionism). Tuy nhiên, đúng như các Tác giả của cuốn Sách đã thừa nhận: quá trình này còn phải được tiếp diễn; bởi vì Quan điểm kiến tạo xã hội về thực chất vẫn theo truyền thống tự do Mỹ, đề cao tự do (cá nhân) hơn cộng đồng (xã hội). Nếu đối chiếu với song đề triết học xã hội thì song đề lý thuyết về các vấn đề xã hội nêu trên trong Xã hội học Mỹ chỉ là biểu hiện cụ thể của song đề lý thuyết tổng quát hơn, đó là song đề giữa Chủ thuyết toàn thể (Holism) hoặc/và Chủ thuyết cá thể (Individualsm) hay nói khác đi là song đề giữa Chủ nghĩa tập thể (Collectivism) hoặc/và Chủ nghĩa cá nhân (Individualsm) (Tô Duy Hợp & Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2010).
Khuynh hướng chung, tiến bộ của quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa các Quan điểm, Lý thuyết về các Vấn đề xã hội là đi theo đường lối giảm và giải các Tiếp cận duy vị, cực đoan, hướng tới các Khung mẫu dung hòa, hay dung hợp giữa Quyết định luận xã hội và Thuyết nhân tố con người. Đây là gợi mở tốt cho Đề tài nghiên cứu về sự Nhường nhịn và góp phần hóa giải vấn nạn thiếu hoặc không nhường nhịn đang lây lan như một bệnh dịch nguy hiểm ở Việt Nam và trên Thế giới hiện nay.
2.2.2. Thuyết Nhu cầu
+ Quan niệm về Tháp nhu cầu
Hình Tháp nhu cầu của con Người từ hướng tiếp cận Tâm lý học được A. Maslow (1908-1970) xây dựng trong Bài viết đăng trên Psychological Review (Tạp chí Tâm lý học), số 50/1943: 370-396, có dạng như sau:

Hình 1Tháp nhu cầu Maslow






 
Từ hướng tiếp cận Nhân học, khi bàn luận về Phương thức mưu sinh của con Người và
Loài Người, các Nhà Nhân học đã phân biệt 3 giai đoạn hoạt động kinh tế: Sản xuất, Phân phối, và Tiêu dùng; một cách tương ứng đã xuất hiện sự cạnh tranh và hợp tác giữa 3 tiếp cận Lý thuyết khác nhau: Thuyết sản xuất, Thuyết phân phối & trao đổi, và Thuyết tiêu dùng. Từ hướng tiếp cận Lý thuyết tiêu dùng cũng đã có 3 Quan điểm nhân học khác nhau: Giải thích tiêu dùng bằng những yếu tố bên trong, Giải thích tiêu dùng bằng những yếu tố bên ngoài, và Giải thích tiêu dùng bằng Văn hóa. Quan điểm thứ nhất thực chất là Thuyết nhu cầu trong Tiêu dùng: “Giải thích bằng những yếu tố nội tại: Malinowski và những nhu cầu cơ bản của con người[8]. Cách giải thích mô hình tiêu thụ của con người bằng những yếu tố nội tại bắt nguồn từ các công trình của Bronislaw Malinowski. Nhân học chức năng theo khuynh hướng của Malinowski giải thích các tập tục xã hội bắng cách liên kết chúng với những nhu cầu cơ bản của con người: mỗi tập tục được xem như có chức năng thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Những nhu cầu cơ bản của con người có thể có tính chất sinh học hoặc tâm lý học, và nếu chúng không được thỏa mãn, xã hội có thể không tồn tại được. Theo quan điểm của Malinowski, tất cả mọi xã hội đếu có những chế định kinh tế liên quan đến sản xuất, phân phối, và tiêu dùng sản phẩm vật chất. Sở dĩ như vậy là vì con người ở mọi nơi đều có những nhu cầu cơ bản giống nhau về thức ăn, quần áo, chỗ ở, dụng cụ, v.v… Malinowski đưa ra một danh sách những nhu cầu cơ bản của con người, bao gồm dinh dưỡng, sinh sản, tiện nghi vật chất, an toàn di chuyển, phát triển[9], và sức khỏe. Mỗi nền văn hóa đáp ứng theo cách riêng của mình những nhu cầu này bằng các chế định tương ứng dưới một hình thức nào đó: kỹ thuật tạo ra lương thực, hệ thống thân tộc, nhà ở, công tác phong vệ, những sinh hoạt xã hội, huấn luyện, và công tác vệ sinh…Quan điểm của Malinowski có ưu điểm là nhấn mạnh sự lệ thuộc của con người vào thế giới vật chất để sinh tồn. Ngoài ra, Malinowski đã cho thấy là nhiều tập tục có vẻ kỳ quặc dưới con mắt của các nhà quan sát phương Tây không có kiến thức chuyên môn thực ra là những tập tục rất “tự nhiên”. Ông đã làm được điều này bằng cách giải thích những tập tục này đã giúp người ta thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của họ như thế nào. Tuy nhiên, quan điểm của Malinowski đã không giải thích được tại sao tất cả mọi xã hội lại không có cùng một mô hình tiêu thụ như nhau. Có người thì ăn hoa quả  hoang và mặc quần áo bằng da thú, có người thì ăn bánh mì và mặc quần áo bằng lông cừu, và có Người lại ăn bộ nhào hạt kê, thịt gia súc và không mặc quần áo. Tại sao lại có những dị biệt như thế? Giải thích bằng những lý do ngoại lai: Sinh thái học văn hóa và quyết định luận sinh thái... (Emily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001: 433-434).
Nếu sự Nhường nhịn (Concession) thỏa mãn Nhu cầu lành mạnh (Healthy Needs) thì trái lại, tình trạng không nhường nhịn (Nonconcessive State) nói chung thể hiện Nhu cầu không lành mạnh (Unhealthy Needs). Vấn đề đặt ra đối với Lý luận và Thực tiễn nhường nhịn là làm sao thỏa mãn Nhu cầu lành mạnh, đồng thời kiềm chế và giải thoát ra khỏi Nhu cầu không lành mạnh? Do tính phức hợp của sự Nhường nhịn, cho nên chắc chắn phải có hệ điều kiện và giải pháp đồng bộ, phù hợp.
2.2.3. Thuyết Đồng thuận xã hội
+ Song đề lý thuyết về đồng thuận hoặc/và xung đột xã hội
Trong Xã hội học đương đại (Contemporary Sociology), A.Giddens là người ý thức rõ nhất về tình trạng song đề lý thuyết (Theoretical Dilemma) giữa 2 Quan điểm lý thuyết (Theoretical Perspectives) hay Tiếp cận lý thuyết (Theoretical Approaches) về đồng thuận hoặc/và xung đột xã hội (A.Giddens, 2000: 90-91). Lịch sử vấn đề thực sự bắt đầu từ sự đụng độ giữa hai quan điểm lý thuyết, đó là quan điểm Lý thuyết chức năng (Functionalist Persperctive) và quan điểm Lý thuyết xung đột (Conflict Persperctive). Đại biểu cho Lý thuyết chức năng là E.Durkheim, còn người khởi xướng quan điểm Lý thuyết xung đột là K. Marx. Sự bất đồng quan điểm lý thuyết xã hội nảy sinh khi đối với cùng một câu hỏi nghiên cứu nhưng có hai cách tiếp cận giải quyết trái ngược nhau. Câu hỏi nghiên cứu chung đó là: Cái gì làm cho Xã hội thống nhất, ổn định?
E. Durkheim giải quyết vấn đề nêu ra trên cơ sở quan điểm Lý thuyết chức năng – cấu trúc (Structural Functionalism), cho rằng sở dĩ Xã hội thống nhất, ổn định là do sự đồng thuận xã hội (Social Consensus). Đồng thuận xã hội là đặc trưng bản chất, chức năng của hệ thống – cấu trúc xã hội, hoàn toàn tương tự như cơ chế hoạt động chức năng của Cơ thể con Người. Một Cơ thể là một hệ thống – cấu trúc có bản chất Sinh Vật, tuy bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận hợp thành, như đầu, mình, chân, tay, lục phủ, ngũ tạng, v.v..; song chúng đều hoạt động một cách đồng bộ, nhịp nhàng, hài hoà và chính các hoạt động chức năng này đảm bảo sự tồn tại thống nhất, ổn định của Cơ thể. Xã hội với tư cách là một hệ thống - cấu trúc phức hợp cũng tương tự như vậy, tuy có nhiều thành tố, bộ phận, tiểu hệ thống hợp thành như các tổ chức, thiết chế kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, tôn giáo, gia đình, v.v...; song chúng đều hoạt động theo đúng chức năng, cùng chia sẻ những giá trị cơ bản, và do đó tạo ra sự đồng bộ, hài hoà khiến cho toàn thể hệ thống xã hội thống nhất, ổn định, lâu bền.
Lập trường lý thuyết của K.Marx đi theo hướng hoàn toàn đối lập với Quan điểm chức năng – cấu trúc của E. Durkheim và của những người cùng trường phái Thực chứng luận như A.Comte, T.Parsons, v.v.... K.Marx cho rằng nhân tố quyết định tính trật tự, thống nhất, ổn định xã hội trong Xã hội phân tầng giai cấp không phải là đồng thuận xã hội mà là sự thực thi quyền lực kiểm soát xã hội của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị. Chính quyền lực (Power)sự cưỡng chế (Coercion) mới là nhân tố đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị là mâu thẫn đối kháng về lợi ích và cả về giá trị. Cuộc đấu tranh giai cấp này là cuộc chiến đấu “Ai thắng Ai?”. Một bên nhằm duy trì trật tự xã hội đã được thiết lập (do giai cấp thống trị áp đặt), còn bên kia hướng tới xoá bỏ trật tự xã hội cũ và xây dựng trật tự xã hội mới (do giai cấp bị trị cùng với đồng minh đề ra). Giai cấp thống trị muốn duy trì trật tự xã hội cũ một cách thành công thì phải sử dụng nhiều biện pháp thích ứng; một mặt, phải sử dụng Hệ tư tưởng (Ideology) để giáo dục, thuyết phục, khống chế kẻ bị trị về mặt tinh thần; mặt khác sẵn sàng dùng vũ lực (quân sự) để đàn áp, cưỡng chế khi có sự nổi loạn của giai cấp bị trị. Giai cấp bị trị cùng với các lực lượng đồng minh trong Xã hội muốn xóa bỏ chế độ cũ xây dựng thành công chế độ mới thì phải đoàn kết với nhau trong tổ chức cách mạng và tiến hành cách mạng thành công. Thách thức lớn nhất đối với lực lượng cách mạng xã hội là ở chỗ việc xoá bỏ chế độ cũ thì không đến mức quá khó, nếu chế độ cũ đã thối nát, song xây dựng thành công chế độ mới và giữ vững chế độ mới đó bao giờ cũng là nan đề...
Hai Quan điểm chức năng và quyền lực về nguyên tắc là loại trừ nhau, theo nghĩa nếu Quan điểm này đúng đắn, hợp lý thì Quan điểm kia sai lầm, phi lý. Tuy nhiên sự đối lập loại trừ nhau giữa hai Quan điểm lý thuyết đó thực sự chỉ bộc lộ rõ nét khi chúng bị tuyệt đối hoá, như hai Mô hình lý tưởng của Tư duy và Hành động xã hội. Lịch sử cạnh tranh lý thuyết trong Xã hội học nói riêng, và Khoa học xã hội & nhân văn nói chung đã cho thấy có sự xuất hiện các Quan điểm trung gian muốn cân bằng hoặc dung hoà hoặc dung hợp các Quan điểm cực đoan nêu trên. Trong trường phái Lý thuyết chức năng – cấu trúc đã có những đóng góp mới quan trọng, trong đó đáng lưu ý nhất là đóng góp của R.Merton, người đã tiếp nhận hạt nhân hợp lý của Lý thuyết xung đột và cố gắng đưa những hạt nhân hợp lý đó vào hệ thống Lý thuyết chức năng – cấu trúc, coi như những đặc trưng bổ sung cho bản chất đồng thuận xã hội. Thứ nhất, đó là sự phân biệt giữa Chức năng (Function)Phản chức năng (Dysfunction). Hành động theo chức năng là hành động duy trì Khuôn mẫu văn hoá, đảm bảo tính thống nhất, ổn định xã hội. Trái lại, hành động phi chức năng là hành động lệch chuẩn văn hoá (loạn chức năng) có thể làm mất ổn định xã hội, hoặc là hành động phá hoại tổ chức, thiết chế xã hội, làm phá vỡ sự thống nhất xã hội, phá huỷ hệ thống xã hội (phản chức năng). Biểu hiện cao độ của tình trạng phản chức năng là Anomie (không có chuẩn mực), mà theo E.Durkheim thì đó là tình trạng bệnh hoạn của Cơ thể xã hội, cần phải được chữa trị giống như Y tế chữa trị bệnh tật của con người. Thứ hai, đó là sự phân tích các Phương thức thích ứng (Modes of Adaptation) của các cá nhân, nhóm xã hội đối với Mục tiêu văn hoá (Cultural Goals)Phương tiện thể chế (Institutional Means)  cho người ta thấy rõ không chỉ sự khác biệt, loại trừ nhau giữa Phương thức tuân thủ (Conformity) biểu hiện của hoạt động chức năng và Phương thức nổi loạn (Rebellion) biểu hiện của hoạt động phản chức năng, mà còn có thể có những phương thức trung gian giữa hai thái cực nêu trên, như Phương thức cách tân (Innovation), câu nệ nghi thức (Ritualism), xuất thế (Retreatism).
Nếu như R.Merton với tư cách là Nhà chức năng luận đã cố gắng tích hợp hạt nhân hợp lý của Lý thuyết xung đột để hoàn thiện Lý thuyết chức năng – cấu trúc thì L.Coser đã góp phần phát triển Lý thuyết xung đột xã hội theo hướng tích hợp hạt nhân hợp lý của Lý thuyết chức năng – cấu trúc vào hệ thống Lý thuyết xung đột. Công trình “Chức năng của xung đột xã hội(1956) của L.Coser đã nhấn mạnh tính hai mặt của Xung đột xã hội. Đó là , một mặt, Xung đột xã hội có xu hướng làm phá vỡ tính thống nhất, ổn định của Xã hội tổng thể; song mặt khác, chính Xung đột xã hội có tác dụng làm cho các bên tham gia xung đột đoàn kết nội bộ chặt chẽ hơn mới có kì vọng chiến thắng đối phương. Quan điểm Lý thuyết “Chức năng của Xung đột xã hội” của L.Coser cho ta thấy rõ thêm ý nghĩa của lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của Nhân Dân Việt Nam:
Đoàn kết, Đoàn kết, Đại Đoàn kết
Thành công, Thành công, Đại Thành công
Như vậy là, cuộc đụng độ Lý thuyết xã hội giữa trường phái Thực chứng và Mác-xít đối với vấn đề cái gì bảo đảm sự thống nhất, ổn định xã hội đã được thấu hiểu và hoá giải theo hai Phương thức cơ bản: một là, đối đầu quan điểm, loại trừ nhau hoàn toàn, theo Quan điểm đồng thuận xã hội hoặc là theo Quan điểm xung đột xã hội, không có trường hợp thứ ba, đó chính là Phương thức này là phân biệt khinh trọng thái quá và hai là, đối thoại, hỗn hợp hạt nhân hợp lý của cả hai Quan điểm lý thuyết đồng thuận hoặc/và xung đột xã hội, song phân biệt khinh trọng có mức độ, tạo ra hai Lý thuyết mới không đối đầu mà đối trọng với nhau, hoặc là hỗn hợp cọi trọng Quan điểm lý thuyết chức năng – cấu trúc, thí dụ như Lý thuyết lệch chuẩn văn hoá xã hội của R. Merton, hoặc là hỗn hợp đề cao Quan điểm lý thuyết xung đột, thí dụ như Lý thuyết “Chức năng của Xung đột xã hội” của L. Coser.
Ngoài ra còn có một Phương thức khác nữa, do R.Dahrendorf, D.Lockwood, v.v... đề xướng, đó là Quan điểm không cần phân biệt khinh trọng giữa Lý thuyết chức năng – cấu trúc hoặc Lý thuyết xung đột xã hội. Trong Triết học và Khoa học ở phương Tây, người ta gọi Quan điểm này là Chiết trung chủ nghĩa (Eclecticism). Họ cho rằng đời sống xã hội có tính hai mặt, một mặt là “tích hợp xã hội” (Social Integration)“tích hợp hệ thống” (System Integration); mặt khác, là “xung đột xã hội” (Social Confict)“mâu thuẫn hệ thống” (System Contradiction). Do không có Lý thuyết nào độc quyền chân lý cả cho nên không được phép tuyệt đối hoá mặt này (đồng thuận xã hội) hoặc mặt kia (xung đột xã hội), mà phải biết vận dụng một cách linh hoạt, thích hợp Tiếp cận chứng năng – cấu trúc hoặc/và Tiếp cận xung đột tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và bối cảnh xã hội cụ thể.
Quá trình hoá giải song đề lý thuyết về đồng thuận hoặc/và xung đột xã hội thể hiện qua sự điều chỉnh (Adjustment) hoặc thay đổi (change) khinh trọng giữa hai Tiếp cận lý thuyết về đồng thuận hoặc/và xung đột xã hội. Nếu điều chỉnh thì có nghĩa là biến đổi quan điểm một cách liên tục, nhưng nếu thay đổi thì có nghĩa là biến đổi quan điểm một cách gián đoạn, đột biến, cách mạng trong Tư duy lý luận & khoa học. Lịch sử tư tưởng khoa học xã hội và nhân văn cho đến nay đại thể trải qua ba Giai đoạn chính: (1)- Giai đoạn Lý thuyết cổ điển (classic) có đặc điểm nổi trội là sự đối đầu giữa trường phái Lý thuyết chức năng (đồng thuận, giá trị) và Lý thuyết xung đột (quyền lực, lợi ích); (2)- Giai đoạn Lý thuyết tân cổ điển (neoclassic) có đặc điểm chủ yếu là từ thế đối đầu chuyển sang thế đối thoại giữa các Quan điểm lý thuyết về đồng thuận và xung đột xã hội; (3)- Giai đoạn Lý thuyết phi cổ điển (nonclassic) mở rộng diện đối thoại, vừa cạnh tranh vừa hợp tác giữa hai Trường phái lý thuyết vốn đối đầu nhau trong lịch sử. Tuy có thể vẫn còn sự đối đầu tiếp diễn ở một số Tác giả nào đó trong Tư duy lý luận & khoa học đương đại, nhưng thế ứng xử này ngày nay được coi là tàn dư của Chủ nghĩa giáo điều, thái độ cố chấp, bảo thủ mang tính hệ tư tưởng nhiều hơn là Quan điểm khách quan khoa học. Quan điểm không phân biệt khinh trọng giữa Lý thuyết đồng thuận và Lý thuyết xung đột thể hiện rõ nhất xu hướng tích hợp hạt nhân hợp lý của cả hai Trường phái lý luận & khoa học nêu trên khi giải quyết vấn đề: cái gì đảm bảo sự thống nhất, ổn định của Xã hội?
2.2.4. Thuyết Xã hội hài hòa
Trong Báo cáo tóm tắt Kết quả nghiên cứu Đề tài cấp Bộ “Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa XHCN của Trung Quốc”, TS Hoàng Thế Anh[10] (Viện NC Trung Quốc, 2008), Chủ nhiệm ĐT đã có một số nhận định quan trọng sau:
Trung Quốc đưa ra việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN ... Xây dựng xã hội hài hoà XHCN được coi là một trong những sáng tạo về lý luận của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sau khi trở thành người lãnh đạo số một của Trung Quốc. Xã hội hài hoà XHCN là xã hội “dân chủ pháp trị; công bằng chính nghĩa, thành thực giữ chữ tín và thương yêu nhau; tràn đầy sức sống, yên ổn có trật tự, con người chung sống hài hoà với tự nhiên”. Như vậy có thể nói, quan niệm về xã hội XHCN của tập thể thế hệ lãnh đạo thứ tư của Đảng CSTQ do Hồ Cẩm Đào đứng đầu rất rộng liên quan đến sự hài hoà giữa con người với con người và sự hài hoà giữa con người với tự nhiên. Trong 6 nội dung này thì có 5 nội dung đầu liên quan đến giữa con người với con người, con người với xã hội, còn lại nội dung cuối cùng là liên quan đến con người với tự nhiên[11]. Mục tiêu của xã hội hài hoà XHCN, để xây dựng được xã hội hài hoà theo khái niệm trên, trên cơ sở kiên trì sự chỉ đạo của “chủ nghĩa Mác – Lênin”, tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “ba đại diện” và đặc biệt nhấn mạnh “quan điểm phát triển khoa học[12] thống lĩnh toàn cục phát triển kinh tế xã hội, Nghị Quyết Trung ương 6 khoá XVI Đảng CSTQ đã đưa 9 yêu cầu mục tiêu và nhiệm vụ mang tính chất định tính đối với việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN. Một là, pháp chế dân chủ XHCN được hoàn thiện hơn nữa, phương châm sách lược cơ bản quản lý đất nước theo pháp luật được thực hiện một cách toàn diện, quyền lợi của nhân dân được thực sự tôn trọng và được bảo vệ. Hai là, tình trạng mở rộng khoảng cách chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thông, giữa các vùng miền từng bước được thay đổi, cục diện phân phối thu nhập hợp lý có trật tự cơ bản hình thành, tài sản của gia đình tăng lên, nhân dân có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Ba là, xã hội có đủ việc làm, hệ thống an sinh xã hội bao phủ lên cả người dân thành thị lẫn nông thôn được cơ bản xây dựng. Bốn là, hệ thống dịch vụ công cơ bản hoàn thiện hơn, trình độ quản lý và phục vụ của chính phủ được nâng cao một cách mạnh mẽ. Năm là, tố chất tư tưởng đạo đức, văn hoá, khoa học kỹ thuật và sức khoẻ của toàn dân tộc được nâng cao một cách rõ rệt, tác phong đạo đức tốt, quan hệ giữa con người với con người hài hoà dần được định hình rõ hơn. Sáu là, sức sáng tạo trong toàn xã hội được nâng cao rõ rệt, cơ bản trở thành quốc gia theo mô hình sáng tạo. Bẩy là, hệ thống quản lý xã hội được hoàn thiện hơn nữa, có trật tự xã hội tốt. Tám là, hiệu quả sử dụng tài nguyên được nâng cao rõ rệt, môi trường sinh thái thực sự có chuyển biến tốt. Chín là, thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội khá giả ở mức cao hơn nữa có lợi cho hơn một tỷ người dân, cố gắng hình thành cục diện mà toàn thể nhân dân đều có thể phát huy hết khả năng của mình, thu được những gì mà mình cần có  và đồng thời cùng chung sống hài hoà. Đồng thời Nghị quyết Trung ương 6 khoá XVI (2006) cũng yêu cầu việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN phải tuân theo 6 Nguyên tắc, đó là: lấy con người làm gốc, kiên trì quan điểm phát triển khoa học, kiên trì cải cách mở cửa, kiên trì pháp trị dân chủ, kiên trì giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định, kiên trì toàn xã hội cùng xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua việc nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 6 khoá XVI,  chúng tôi thấy rằng vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng xã hội hài hoà XHCN của Trung Quốc là một vấn đề hết sức rộng lớn, phức tạp, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Tập thể tác giả dựa vào các văn kiện của Đảng CSTQ, Báo cáo hàng năm của Quốc vụ viện Trung Quốc, tiếp cận từ góc độ coi xã hội với nghĩa rộng và cũng coi xã hội với nghĩa hẹp đó là một nhánh trong xã hội lớn. Từ nghĩa rộng coi việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN là khái niệm tổng thể giải quyết vấn đề phát triển của một quốc gia tầm vĩ mô, trong đó liên quan đến vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường… Từ nghĩa hẹp, phân tích việc Trung Quốc giải quyết các vấn đề xã hội, như việc làm, giáo dục, y tế, an sinh xã hội v.v… Từ việc phân tích các dòng tư tưởng đông tây kim cổ liên quan đến xã hội hài hoà, chúng ta có thể thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đã rất khéo léo trong việc kế thừa, phát huy tư tưởng truyền thống của văn hoá Trung Quốc, đồng thời kết hợp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của quá trình cải cách mở cửa, xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc,  hướng tới xây dựng một mô hình xã hội lý tưởng – xã hội hài hoà XHCN. Qua phân tích về bối cảnh kinh tế xã hội Trung Quốc, bối cảnh thế giới ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN trên đây, chúng tôi cho rằng Hội nghị Trung ương 6 khoá XVI Đảng CSTQ đưa ra việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN, đánh dấu cho một giai đoạn mới trong tiến trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc, đó là nhằm giải quyết các vấn đề bất cân bằng sau gấn 30 năm cải cách mở cửa: Thứ nhất, điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế hướng tới nhịp nhàng, cân bằng giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa tăng trưởng kinh tế với môi trường. Thứ hai, vừa phát triển kinh tế vừa chú trọng đến công bằng trong xã hội,  đến  phân phối lợi ích cho mọi tầng lớp trong để mọi người dân đều được hưởng thành quả của cải cách mở cửa. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các tầng lớp yếu thế. Thứ ba, để thực hiện được những điều nêu ở trên, Trung Quốc cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự công bằng chính nghĩa, khẳng định giá trị đạo đức tư tưởng, tạo sự đồng thuận không chỉ trong toàn xã hội Trung Quốc mà còn cả những người dân ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, môi trường thế giới hoà bình hợp tác, từ đó tạo ra sức sống và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CS (Hoàng Thế Anh, 2008).
Quan điểm hài hoà xã hội xã hội chủ nghĩa (Hồ Cẩm Đào, 2005[13]) được coi là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện Trung Quốc đang đẩy mạnh công cuộc cải cách và hội nhập quốc tế ngày nay. Đặc điểm nổi bật của Mô hình hài hoà xã hội xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là không nhằm xoá bỏ, thay thế Chủ nghĩa tư bản bằng Chủ nghĩa xã hội như mục tiêu của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kì trước cải cách, mở cửa; mà là sẽ đối trọng, cạnh tranh với Mô hình xã hội hài hoà tư bản chủ nghĩa kiểu mới được nhiều Nước đang phát triển theo đuổi ngày nay.
Quan điểm lý thuyết xã hội hài hòa nói chung, hài hòa XHCN nói riêng là một Tiếp cận lý thuyết phù hợp với Chủ đề về sự Nhường nhịn và định hướng xây dựng Xã hội nhường nhịn, vì sự Hài hòa bao hàm sự Nhường nhịn, và sự Nhường nhịn tạo nên sự Hài hòa trong Cộng đồng và trong Xã hội nói chung. Tuy nhiên, sự Hài hòa mang Tính/Chất tương đối, thể hiện ở chỗ trong Hài hòa có Yếu tố bất hòa và ngược lại; cho nên Hài hòa không là Giải pháp duy nhất đúng đắn, khả thi cho việc gìn giữ sự Nhường nhịn và khắc phục tình trạng thiếu/không nhường nhịn.
2.2.5. Thuyết xã hội lành mạnh
+ Quan niệm đúng đắn về Xã hội lành mạnh 
Trong các cách nhìn về Xã hội lành mạnh, Xã hội tốt đẹp, Ta thấy rõ đó không phải là một Mô hình xã hội không tưởng, một Kiểu loại xã hội toàn diện, toàn mỹ, không khiếm khuyết, và càng không phải là thiên đường. Điểm đáng ghi nhận là trong Quan niệm của họ, Xã hội tốt đẹp là Xã hội ở đâu đó giữa hai cực đoan, giữa hoàn toàn lành mạnh và hoàn toàn không lành mạnh – những Kiểu xã hội được cho là không tưởng. Xã hội lành mạnh có lẽ là Xã hội có nhiều ưu việt, có nhiều cái tốt hơn là những cái xấu, những cái yếu kém. Tức là, nó không phải là một Xã hội hoàn toàn hoàn hảo theo nghĩa tuyệt đối. Cả Enrich Fromm, J.K. Galbraith và V.G. Phedotova đều đã thảo luận tiếp tục về Kiểu loại xã hội được xem là lành mạnh (Xã hội tư bản chủ nghĩa hoặc là Xã hội xã hội chủ nghĩa ) và con đường lành mạnh hóa xã hội. V.G. Phedotova đã gợi ra một tình trạng lưỡng nan trong lựa chọn Lý thuyết về Xã hội tốt đẹp cũng như lựa chọn Hành động thế nào được coi là đạo đức, và thế nào sẽ bị coi là phi đạo đức. Ở đây Bà đặt ra 2 tình trạng lưỡng nan. Lưỡng nan trong việc lựa chọn Hành động, đề cao lợi ích tập thể hoặc đề cao lợi ích cá nhân, và đâu sẽ được coi là đạo đức và đâu là phi đạo đức. Lưỡng nan trong lựa chọn Lý thuyết, Kiểu xã hội nào là tốt đẹp, Chủ nghĩa tự do hoặc là Chủ nghĩa phúc lợi,…
Vậy thế nào là Xã hội lành mạnh? Trước tiên, chúng tôi đề nghị xây dựng đường phân ranh giữa lành mạnh hoặc không lành mạnh. Có 4 đường phân ranh sau, mà theo chúng tôi đó là những đường phân ranh cơ bản: 1. Tốt (= lành mạnh) / không tốt (= không lành mạnh); 2. Đẹp (= lành mạnh) / không đẹp (= không lành mạnh); 3. Đúng (= lành mạnh) / sai (= không lành mạnh); 4. Lợi ích (= lành mạnh) / tổn hại (= không lành mạnh). Nếu phân chia theo các lĩnh vực của một Xã hội tổng thể thì có thể có một bộ chia phức tạp hơn. Chẳng hạn như: (1)- Theo Lĩnh vực kinh tế: (1.1)- Có lợi ích / tổn hại, (1.2)- Cần cù lao động / chây lười, (1.3)- Thuận mua vừa bán / ép giá, độc quyền, (1.4)- Gìn giữ chữ tín trong kinh doanh / lừa đảo trong kinh doanh, gian lận thương mại, (1.5)- Không bóc lột / bóc lột, (1.6)- Làm giàu chân chính, đúng pháp luật / làm giàu bất chính, phi pháp; (2)- Theo Lĩnh vực chính trị: (2.1)- Dân chủ / phản dân chủ, (2.2)- Tự do / nô lệ, (2.3)- Độc lập / phụ thuộc, (2.4)- Tự trị / bị thống trị, (2.5)- Hợp hiến / không hợp hiến, (2.6)- Hợp pháp / bất hợp pháp (phi pháp), (2.7)- Hợp lệ / không hợp lệ, (2.8)- Hợp thức / không hợp thức; (3)- Theo Lĩnh vực xã hội: (3.1)- Công bằng xã hội / bất công xã hội, (3.2)- Bình đẳng xã hội / bất bình đẳng xã hội, (3.3)- Đồng thuận xã hội / xung đột xã hội, (3.4)- Đoàn kết xã hội / không đoàn kết xã hội, (3.5)- Trách nhiệm / vô trách nhiệm, (3.6)-  Hoà bình / chiến tranh, (3.7)- Tiến bộ xã hội / phản tiến bộ xã hội.
Việc thao tác hóa Khái niệm lành mạnh trong sự đối lập với không lành mạnh đã tạo nên các Cặp đối lập. Điều này đã làm lộ rõ hơn tính tương đối văn hoá của lành mạnh/không lành mạnh trong lựa chọn của các cá nhân và các nhóm xã hội. Tính tương đối văn hoá này bao hàm cả tương đối về mặt không gian (đương đại) và tương đối về mặt thời gian (lịch đại), làm phức tạp hoá định nghĩa về Khái niệm “lành mạnh” hoặc/và “không lành mạnh”. Khái niệm “Xã hội lành mạnh” là một Khái niệm mang tính tương đối về mặt nhận thức cũng như về mặt giá trị, chuẩn mực văn hoá. Xã hội lành mạnh là một phạm trù lịch sử, để ngỏ sự lựa chọn trong tương lai của mỗi Quốc gia và của toàn Nhân loại. Định nghĩa dưới đây nhấn mạnh nội hàm cơ bản của Khái niệm “Xã hội lành mạnh”. Như vậy, Xã hội lành mạnh là Xã hội thấm nhuần các giá trị và chuẩn mực chân (cái đúng), thiện (cái tốt),  mỹ (cái đẹp), lợi (phúc lợi) đủ sức mạnh phòng, chống các lệch chuẩn văn hoá để đảm bảo sinh kế an toàn và định hướng phát triển bền vững[14].
Một cách tương ứng, lành mạnh hoá xã hội là hoá giải các vấn đề xã hội nảy sinh, bức xúc cũng như phòng ngừa các lệch lạc văn hoá để làm cho Xã hội thấm nhuần các giá trị và chuẩn mực chân (cái đúng), thiện (cái tốt), mỹ (cái đẹp), lợi (lợi ích, phúc lợi) đảm bảo sinh kế an toàn và định hướng phát triển bền vững.
+ Một số điều kiện và giải pháp xây dựng và quản lý xã hội lành mạnh
Khung phân tích và tổng hợp
 Khung phân tích và tổng hợp các điều kiện và giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng & quản lý xã hội lành mạnh bao gồm các Nhóm điều kiện và giải pháp cơ bản sau đây:
Khối 1: Gồm 3 Nhóm điều kiện và giải pháp nhằm duy trì Khuôn mẫu xã hội lành mạnh dựa trên Nền tảng văn hóa lấy con Người làm Trung tâm:
(1) - Khuyến khích hành động đúng chuẩn xã hội lành mạnh;
(2) - Phòng ngừa lệch chuẩn xã hội lành mạnh;
(3) - Đẩy lùi, bài trừ tội ác phá hoại Xã hội lành mạnh. 
Khối 2: Gồm 4 Nhóm điều kiện và giải pháp xây dựng, quản lý xã hội lành mạnh toàn diện:
(I) Xây dựng nền kinh tế lành mạnh;
(II) Xây dựng hệ thống chính trị lành mạnh;
(III) Thúc đẩy tiến bộ xã hội làng mạnh;
(IV) Bảo vệ môi trường lành mạnh.
Nếu thực hiện tốt các điều kiện và giải pháp này, chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng thành công Xã hội lành mạnh.
Đổi mới Tư duy về Xã hội lành mạnh
Theo Quan điểm lý thuyết khinh trọng thì các Khuôn mẫu hành vi cũng như các Khung mẫu xã hội mà các cá nhân, các nhóm có thể lựa chọn đều rất đa dạng và mang tính tương đối. Do đó, không thể có duy nhất một phương án khi thấu hiểu và hóa giải các cặp đôi đối/hợp khái niệm hoặc các song đề lý thuyết (dưới dạng chính đề – phản đề). Theo quan điểm này, có ít nhất 5 Kiểu loại khung mẫu khinh - trọng của các dạng thức lành mạnh/không lành mạnh với các liều lượng khác nhau. Kiểu 1: Hoàn toàn lành mạnh (khinh hoặc trọng thái quá) theo Nguyên tắc “được cái này mất cái kia”. Kiểu 1 này đối lập với Kiểu 2: Hoàn toàn không lành mạnh (khinh hoặc trọng cực đoan) cũng theo Nguyên tắc “được cái này mất cái kia”. Kiểu 3 và 4 là hai kiểu đối trọng với nhau do phân biệt khinh trọng có mức độ vừa phải: đó là hỗn hợp hợp trội lành mạnh khi mà các đặc trưng lành mạnh là chủ yếu theo Nguyên tắc “hơn cái này thiệt cái kia” hoặc hỗn hợp hợp trội không lành mạnh khi mà có sự thắng thế của những biểu hiện không lành mạnh cũng theo Nguyên tắc “hơn cái này thiệt cái kia”. Kiểu 5: không phân biệt khinh trọng lành mạnh/không lành mạnh; trong đó có thể có một số Kiểu lựa chọn bất phân khinh trọng, như: Kiểu 5.1: hỗn hợp cân bằng khinh trọng (theo nghĩa 50:50), Kiểu 5.2: nhị nguyên bình đẳng bất phân khinh trọng, Kiểu 5.3: dung hoà bất phân khinh trọng theo nghĩa “hoà nhi bất đồng”, Kiểu 5.4: dung hợp bất phân khinh trọng theo nghĩa “lưỡng vị nhất thể”. Đây là 5 kiểu loại Khung mẫu cở bản. Trên thực tế có nhiều Khung mẫu lựa chọn khinh trọng nằm giữa hai thái cực, với các mức độ phân biệt hoặc/và không phân biệt khinh trọng khác nhau. Quan điểm khinh trọng cho rằng cần thừa nhận sự hợp lý của các lựa chọn khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau để làm cái bổ sung cho mình khi điều chỉnh hoặc thay đổi khinh trọng nhằm hạn chế những rủi ro mình có thể gặp phải. Đó cũng là phương thức để xây dựng một Xã hội lành mạnh hay Xã hội hài hòa. Không chỉ là chia sẻ các Giá trị giống nhau mà là thừa nhận sự hợp lý của các Quan điểm, của những Khung mẫu trái ngược thậm chí là xung khắc để có thể chung sống cùng nhau. Đó là các lựa chọn khinh trọng. Những Quan điểm đối nghịch, trái ngược không thể bị thủ tiêu mà cần được nhìn nhận là cái bổ sung, cái kích thích tạo ra sự biến đổi, phát triển mới mà trước đây chưa có.
Tiếp cận này cho thấy sự đa dạng và tính tương đối trong các tương tác hằng ngày trong Xã hội, mỗi Khung mẫu có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô sự lựa chọn khinh trọng rất đa dạng. Sẽ là không tưởng nếu cho rằng chỉ có hoặc sẽ tiến tới một Xã hội lành mạnh thuần khiết (hoặc ngược lại có một Xã hội hoàn toàn không lành mạnh) mặc dù ở cấp độ vi mô, cá nhân, các hành vi cá nhân trong những bối cảnh đặc thù có thể có được độ lành mạnh hoàn toàn hoặc là hoàn toàn không lành mạnh. Khung mẫu phổ biến hơn cả là Khung mẫu hỗn hợp hợp trội lành mạnh hoặc hỗn hợp hợp trội không lành mạnh (2 Khung mẫu hỗn hợp phân biệt khinh trọng có mức độ vừa phải). Đối với những Hành động riêng lẻ, thì cả 5 Khung mẫu đều có thể áp dụng được. Bởi vì, có những Hành động hoàn toàn không lành mạnh (như giết người cướp của, lừa đảo trong kinh doanh, loạn luân) và có cả những Hành động hoàn toàn lành mạnh như cứu người khi họ gặp tai nạn chết người, hoặc sắp chết đói, …Đối với các bộ phận, lĩnh vực, hệ thống hợp thành Xã hội tổng thể thì 2 Khung mẫu khinh trọng thái quá không vận dụng được. Do tính tương đối văn hóa, khó có thể nói rằng có Nhóm xã hội lành mạnh hoàn toàn (như Nhóm anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua,…bởi vì một anh hùng lao động có thể lành mạnh ở trong lao động, sản xuất, song ở hoạt động khác chưa chắc đã lành mạnh) và cũng khó có thể khẳng định rằng có Nhóm xã hội hoàn toàn không lành mạnh (như Nhóm tội phạm chẳng hạn, đối với một tòa án quốc gia nhất định họ có thể bị kết án tử hình, nhưng đối với tòa án khác thì họ có thể chỉ bị tù chung thân,... Trong Tội phạm học và Xã hội học tội phạm, có 2 Lý thuyết vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau khi lý giải tình trạng này, đó là Lý thuyết về nền văn hoá phụ của kẻ tội phạm và Lý thuyết dán nhãn. Đối với Xã hội tổng thể (bao gồm tất cả các Lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá,…) thì càng không thể nói rằng có Xã hội lành mạnh hoàn toàn hoặc Xã hội hoàn toàn không lành mạnh với tư cách là những thực tại khách quan. Vấn đề là ở chỗ các Xã hội tổng thể trong lịch sử và trên thực tế đều là tổng thể của các hệ thống kinh tế, chính trị, văn hoá, mà văn hoá thì có tính tương đối về mặt giá trị và chuẩn mực; cho nên không có Xã hội tổng thể nào lành mạnh tuyệt đối và cũng không có Xã hội tổng thể nào hoàn toàn không lành mạnh. Các Mô hình xã hội lý tưởng (như Nhà nước lý tưởng của Plato, Xã hội đức trị của Khổng tử, Xã hội cộng sản chủ nghĩa của C. Mác, v.v…) đều là những kiến tạo của Tư duy lý luận về Xã hội lành mạnh hoàn toàn chứ không phải là Xã hội lành mạnh hoàn toàn với tư cách là tồn tại khách quan. Trong lịch sử đã có những Chế độ xã hội rất không lành mạnh như Chế độ nô lệ, Chế độ phong kiến, Chế độ thực dân, Chế độ phát xít,… nhưng đó không phải là những Xã hội hoàn toàn không lành mạnh; bởi vì đã có bóc lột thì có chống bóc lột, có áp bức thì có chống áp bức, có chiến tranh thì có chống chiến tranh, có chiến tranh phi nghĩa thì có chiến tranh chính nghĩa, v.v… Điều đó có nghĩa là ngay trong lòng Xã hội hợp trội không lành mạnh cũng có rất nhiều yếu tố, bộ phận lành mạnh, đấu tranh chống lại những thế lực không lành mạnh đang thống trị xã hội.
Các Văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới càng ngày càng làm rõ sự lựa chọn Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu mới. Đó được coi như đặc trưng cốt lõi của Xã hội lành mạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lãnh đạo Nhà nước và Nhân dân Việt Nam thực hiện trong các Chiến lược và Dự án phát triển kinh tế – xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì định nghĩa Khái niệm xã hội lành mạnh lấy Chủ nghĩa xã hội khoa học làm nội hàm cơ bản, song trong thời kỳ đổi mới hiện nay đã thay thế Khái niệm chủ nghĩa xã hội kiểu cũ tương ứng với thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp trước đổi mới bằng Khái niệm chủ nghĩa xã hội kiểu mới tương ứng với thời kỳ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới đây là bảng so sánh các đặc trưng cơ bản của Mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu cũ dẫn tới khủng hoảng kinh tế – xã hội cuối thập kỷ 70 bước sang đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX và của Mô hình XHCN kiểu mới, ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, tạo đà tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội bền vững.
Ngày nay, tuy xu thế chung trên toàn cầu không còn sự đối lập, loại trừ lẫn nhau giữa 2 hệ quan điểm Chủ nghĩa tư bản kiểu cũ (= cổ điển) và Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ (= cổ điển), nhưng đã xuất hiện sự đối trọng, đối thoại giữa 2 hệ quan điểm Chủ nghĩa xã hội kiểu mới (= phi cổ điển) và Chủ nghĩa tư bản kiểu mới (= phi cổ điển). Đã có một số Mô hình lành mạnh hoá xã hội tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội lành mạnh tư bản chủ nghĩa kiểu mới không thông qua con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm thay thế Chủ nghĩa tư bản bằng Chủ nghĩa xã hội như K. Marx đã dự báo mà chỉ bằng phương thức cải lương, cải cách, cải tổ Chủ nghĩa tư bản kiểu cũ để chuyển đổi thành Chủ nghĩa tư bản kiểu mới. Giả định cơ bản của lập trường này là ở chỗ, khác với Quan điểm của chủ nghĩa Mác cho rằng Chủ nghĩa tư bản với tư cách là một Hình thái kinh tế – xã hội đã hết vai trò lịch sử, đã lỗi thời và Hình thái kinh tế – xã hội mới sẽ thay thế nó theo quy luật tất yếu lịch sử – tự nhiên sẽ là Chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn thấp của nó là Chủ nghĩa xã hội, các Quan điểm phi mácxít đều cho rằng Chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng lịch sử, còn có triển vọng phát triển với điều kiện phải đổi mới, phải khắc phục những khuyết tật cấu trúc của nó bằng các giải pháp lành mạnh hoá xã hội, chứ không phải bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa như K. Marx đã đề xướng. Các Tiếp cận lý thuyết kinh tế thị trường xã hội (do J.M. Keynes khởi xướng), Lý thuyết nhà nước phúc lợi do các Đảng xã hội dân chủ ở Tây Âu và Bắc Âu chủ trương, và kể cả Lý thuyết kinh tế thị trường tân tự do phổ biến ở Mỹ và các Nước đồng minh thực chất là đi theo khuynh hướng tư tưởng mới này.
Như vậy là Thời đại mới có đặc điểm mới. Thay thế cho tình trạng đối đầu, loại trừ lẫn nhau giữa Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ (= cổ điển) và Chủ nghĩa tư bản kiểu cũ (= cổ điển) là sự đối thoại, cạnh tranh lành mạnh giữa Chủ nghĩa tư bản kiểu mới (= phi cổ điển) và Chủ nghĩa xã hội kiểu mới (= phi cổ điển).
Hình 2: Các Khung mẫu khinh trọng CNTB/CNXH



Theo Quan điểm lý thuyết khinh trọng  thì thực chất của Chủ nghĩa tư bản xã hội hoá, toàn cầu hoá và của Chủ nghĩa xã hội thị trường hoá, tư nhân hoá là ở sự tổng – tích hợp hạt nhân hợp lý của các Hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Thực chất của Chủ nghĩa tư bản xã hội hoá, toàn cầu hoá là sự hỗn hợp Chủ nghĩa tư bản với hạt nhân hợp lý của Chủ nghĩa xã hội, song coi trọng Chủ nghĩa tư bản hơn Chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, thực chất của Chủ nghĩa xã hội thị trường hoá, tư nhân hoá là sự hỗn hợp Chủ nghĩa xã hội với hạt nhân hợp lý của Chủ nghĩa tư bản, song đề cao Chủ nghĩa xã hội hơn Chủ nghĩa tư bản. Nói chung, đó là những Khung mẫu hỗn hợp, phân biệt khinh trọng có mức độ vừa phải giữa Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lành mạnh hoá xã hội và xây dựng Xã hội lành mạnh. Sự đối thoại và cạnh tranh lành mạnh giữa Chủ nghĩa xã hội kiểu mới với xu hướng nổi trội là Chủ nghĩa xã hội thị trường hoá, tư nhân hoá và Chủ nghĩa tư bản kiểu mới với đặc trưng nổi bật là Chủ nghĩa tư bản xã hội hoá, toàn cầu hoá sẽ là động lực mới của sự phát triển xã hội trên quy mô toàn cầu cũng như trong phạm vi từng Xã hội cụ thể. Chúng tôi cho rằng Xã hội lành mạnh là Xã hội cho phép, khuyến khích và tạo ra những động lực làm thay đổi xã hội, hướng tới những chuẩn mực và giá trị tốt đẹp. Đó có thể là những giá trị, chuẩn mực mới chưa phổ biến, song mang trong mình những mầm mống tốt đẹp và đáng được mong đợi. Xã hội lành mạnh không chỉ là một Xã hội ổn định, bền vững mà còn là một Xã hội chấp nhận sự phê phán, thậm chí chấp nhận cả các hành động xung đột, những phản kháng nhằm tạo nên những động lực mới cho sự biến đổi xã hội. Nếu một Xã hội thủ tiêu những động lực này, trì trệ và không lắng nghe thì không thể tạo nên những xu hướng, những hành động lành mạnh cho dù đó là những hành động phản kháng, chống đối và đấu tranh, đi ngược với xu hướng phổ biến của Xã hội đương đại. Vấn đề ở chỗ là sự thừa nhận, sự cho phép tạo ra những yếu tố tích cực, xu hướng tích cực của những hành động, những phong trào xã hội mới, lối sống, hay các giá trị, chuẩn mực mới. Những điều này có thể bắt đầu từ những hành động, những phong trào đối kháng. Như thế ở đây sẽ xuất hiện một song đề về mặt lý thuyết và thực tiễn rằng liệu có thể có một Khung mẫu xã hội vừa bền vững, vừa ổn định trong tình trạng xuất hiện những Khung mẫu trái ngược, lệch lạc với những chuẩn mực phổ biến đang được thừa nhận thậm chí là xuất hiện những hành động xung đột, đối kháng, chống đối hay không? Câu trả lời là có thể. Bởi trong lịch sử đã diễn ra những Khung mẫu như vậy và trong Khoa học, các trào lưu lý thuyết cũng đã diễn ra như vậy. Sự tồn tại song hành của các Khung mẫu đối trọng, đối cực là có trong Tồn tại, Tư duy, và Xã hội. Không nên tuyệt đối hoá một mặt nào và càng không nên tuyệt đối hóa trong phương thức hành động và giải pháp. Lý thuyết khinh trọng đề nghị một phương thức linh hoạt và có cách nhìn gợi mở trong mọi phương thức hoạt động cũng như trong Tư duy lý luận, khoa học.
Xây dựng Xã hội lành mạnh và đa Giải pháp lành mạnh hóa xã hội sẽ là một Mũi tên bắn trúng 2 đích: vừa củng cố sự Nhường nhịn, vừa khắc phục tình trạng thiếu/không nhường nhịn. Tuy nhiên, do có đối/hợp “Lành mạnh hoặc/và Không Lành mạnh”, cho nên Lành mạnh có Tính/Chất tương đối, và Lành mạnh hóa không là Giải pháp duy nhất để khắc phục hoàn toàn tình trạng thiếu/không nhường nhịn.
2.2.6. Thuyết phát triển bền vững
Các Nan đề của Lý thuyết phát triển bền vững có nhiều loại và nhiều cấp độ. Cấp độ đơn giản và cơ bản là các Song đề (Dilemma); cấp độ phức tạp hơn là Tam đề. Một trong những Tam đề cơ bản của Lý thuyết phát triển bền vững đó là [Tăng trưởng kinh tế – Công bằng xã hội – Bảo vệ môi trường]. Để hoá giải Tam đề này ta phải quán triệt Quan điểm toàn thể biện chứng khinh trọng và tiến hành thao tác toàn đồ biện chứng khinh trọng từng bước, từ hoá giải từng song đề: hợp thành, (1)- Tăng trưởng kinh tế hoặc/và Công bằng xã hội, (2)- Tăng trưởng kinh tế hoặc/và Bảo vệ môi trường, (3)- Công bằng xã hội hoặc/và Bảo vệ môi trường; cuối cùng hoá giải bộ ba song đề nêu trên. Kết quả ta có ít nhất 3 Mô hình phát triển khả dĩ bền vững: (1)- Hỗn hợp trọng Tăng trưởng kinh tế, (2)- Hỗn hợp trọng Công bằng xã hội, và (3)- Hỗn hợp trọng Bảo vệ môi trường. Có thể kiến tạo 3 Mô hình phát triển bền vững hơn, đó là: (1)- Hỗn hợp trọng kết hợp Tăng trưởng kinh tế và Công bằng xã hội, (2)- Hỗn hợp trọng kết hợp Tăng trưởng kinh tế và Bảo vệ môi trường, và (3)- Hỗn hợp trọng kết hợp Công bằng xã hội và Bảo vệ môi trường.
Phát triển và Bền vững hoá ra cũng là một Song đề! Nghĩa là không thoát khỏi logic: hơn cái này thì thiệt cái kia. Phát triển, đặc biệt là Phát triển nhanh, mạnh thì kém bền vững, thậm chí không hoặc mất bền vững. Còn Bền vững, đặc biệt là Bền vững toàn diện, liên hệ thống thì không thể Phát triển nhanh, mạnh được, chỉ Phát triển vừa phải thôi. Bao nhiêu là vừa phải thì đó là Vấn đề lý luận – thực tiễn của việc phân tích cụ thể tình hình cụ thể trong các Chiến lược, Dự án phát triển cụ thể.
Ba Thuyết: xây dựng Xã hội lành mạnh, xây dựng Xã hội hài hòa, và Phát triển bền vững có nhiều Đặc trưng giống nhau, tuy nhiên cũng có nhiều Chỗ khác nhau. Dưới đây là Bảng so sánh đặc trưng của 3 Thuyết xã hội – nhân văn nêu trên.

Bảng 3: So sánh 3 Quan điểm lý thuyết phát triển hiện đại


Thuyết
Xã hội lành mạnh
Thuyết
Xã hội hài hòa
Thuyết
phát triển bền vững




Tương đồng





1. Quan điểm biện chứng:
+ Mâu thuẫn biện chứng giữa lành mạnh hoặc/và không lành mạnh
+ Phủ định biện chứng = Phủ định có kế thừa hạt nhân hợp lý của sự lành mạnh kiểu cũ làm tiền đề cho quá trình kiến tạo sự lành mạnh kiểu  mới
2. Quan điểm hệ thống:
+ Lành mạnh nội bộ hệ thống, lành mạnh liên hệ thống hoặc liên nghành và lành mạnh liên thế hệ
+ Thỏa thuận nhu cầu, giá trị và mục tiêu

3. Quan điểm toàn thể
+ Lành mạnh toàn diện (Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Con người, Môi trường)
+ Thống nhất (Chỉnh thể) lành mạnh và Đa dạng (Phức thể) lành mạnh 
1. Quan điểm biện chứng:                          
+ Mâu thuẫn biện chứng giữa hài hòa hoặc/và không hài hòa
+ Phủ định biện chứng = Phủ định có kế thừa hạt nhân hợp lý của sự hài hòa kiểu cũ làm tiền đề cho quá trình kiến tạo sự hài hòa kiểu mới
2. Quan điểm hệ thống:
+ Hài hòa nội bộ hệ thống, hài hòa liên hệ thống hoặc liên nghành và hài hòa liên thế hệ
+ Hài hòa lợi ích, quyền lực và giá trị

3. Quan điểm toàn thể
+ Hài hòa toàn diện (giữa Kinh tế và Chính trị, Kinh tế và Xã hội, Kinh tế và Văn hóa, Kinh tế và Môi trường, Con người và Môi trường...)
+ Thống nhất (Chỉnh thể) hài hòa và Đa dạng (Phức thể) hài hòa 
1. Quan điểm biện chứng:
+ Mâu thuẫn biện chứng giữa bền vững hoặc/và không bền vững
+ Phủ định biện chứng = Phủ định có kế thừa hạt nhân hợp lý của sự bền vững kiểu cũ làm tiền đề cho quá trình kiến tạo sự bền vững kiểu mới
2. Quan điểm hệ thống:
+ Bền vững nội bộ hệ thống, bền vững liên hệ thống hoặc liên nghành và bền vững liên Thế hệ
+ Thỏa thuận nhu cầu, mục tiêu, và giá trị

3. Quan điểm toàn thể
+ Bền vững toàn diện (Kinh tế, Xã hội, Môi trường)
+ Thống nhất (Chỉnh thể) bền vững và Đa dạng (Phức thể) bền vững    





Khác biệt
 1. Coi trọng các Khuôn mẫu văn hóa (Chân, Thiện, Mỹ, Lợi)

2. Có thể điều chỉnh hoặc thay đổi khinh trọng giữa các yếu tố văn hóa (các giá trị, chuẩn mực, biểu tượng, tri thức) hoặc các loại hình văn hóa (văn hóa kinh doanh, văn hóa dân chủ, văn hóa khoa học, văn hóa tâm linh,...)
1. Nhấn mạnh yêu cầu hài hòa giữa Tăng trưởng kinh tế thị trường nhanh mạnh và thực hiện Công bằng xã hội, Phát triển văn hóa – văn minh
2. Có thể điều chỉnh hoặc thay đổi trật tự ưu tiên giữa Tăng trưởng kinh tế, Công bằng xã hội và Phát triển văn hóa – văn minh 
1. Đề cao mục tiêu và lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái – tự nhiên bền vững liên Thế hệ

2. Có thể điều chỉnh hoặc thay đổi trật tự ưu tiên giữa các Mục tiêu và Lợi ích phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ Môi trường bền vững

Nguồn tài liệu tham khảo









1. Enrich Fromm, 1995. The Sane Society
2. J.K. Galbraith, 1996. The Good Society                                    3. Dan Parrot, 2000. Definning “Healthy Society”
4. V.G. Phedotova, 2005. XОPОШЕЕ ОБЩЕСТВО (= Good Society = Xã hội tốt đẹp).
5. Tô Duy Hợp & Nguyễn Thị Minh Phương, 2007.
Lý luận về Xã hội lành mạnh và Giải pháp lành mạnh hóa xã hội (Báo cáo tổng hợp Kết quả nghiên cứu Đề tài cấp Bộ, Hà nội, 12/2007) 
6. Tô Duy Hợp & Nguyễn Thị Minh Phương, 2009.
Xây dựng Xã hội lành mạnh xã hội chủ nghĩa. Tạp chí xã hội học, số 3/2009. Hà Nội.

1. Hồ Cẩm Đào, 2005. Bài phát biểu của Ông Hồ Cẩm Đào trước Quốc Hội Việt Nam (Ngày 5 tháng 11 năm 2005)                                    2. Đảng CSTQ, 2006.
Nghị quyết hội nghị TW 6 khóa XVI về một số vấn đề quan trọng xây dựng Xã hội hài hòa XHCN
3. Hòang thế Anh, 2008.
Vấn đề xây dựng Xã hội hài hòa XHCN của Trung Quốc (Báo cáo tổng hợp Kết quả nghiên cứu Đề tài cấp Bộ, Hà nội, 12/2008)
 4. Hoàng Thế Anh (chủ biên), 2009, Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa XHCN của Trung Quốc. Nxb CTQG. Hà Nội.
1. WCED (Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của LHQ), 1987. Báo cáo Brundtland: Tương lai chung của chúng ta
2. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tại (Rio de Janero, Brazil), 1992. Agenda 21 (Chương trình nghị sự 21)
3. Jean - guy Vallancourt, 2000.
Phát triển bền vững: Nguồn gốc và Khái niệm (Tạp chí Xã hội học, số 2)
4. Chính phủ CHXHCNVN, 2004
Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của VN)
5. Chính phủ CHXHCNVN, 2016
Kế hoạc hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững (VSDGs 2030)

     2.2.7. Thuyết toàn cầu hóa
Ở cấp độ Lý thuyết xã hội – nhân văn  chuyên biệt, ta có thể tham khảo Đề xuất rất mới mẻ của A. Giddens (trong Sách “Sociology” (Xã hội học), Sixth Edition. Revised and updated with Philip W. Sutton polity. 2009, p.98-103), khi Ông bàn về các Lý thuyết toàn cầu hoá (Theories of Globalization). Ông đã phê phán khuynh hướng hậu hiện đại hoá nhằm phá huỷ tính hiện đại để thay thế bằng tính hậu hiện đại = phản hiện đại, và chủ trương tìm kiếm Mô hình hiện đại hoá kiểu mới (New Modernization). Theo A. Giddens có ít nhất 3 Quan điểm lý thuyết mới đang được triển khai theo hướng này: (1)- Lý thuyết về nền kinh tế kết mạng (Network Economy) do Manuel Castells đề xuất, từ đây suy ra tất yếu sẽ có Xã hội kết mạng (Network Society); (2)- Lý thuyết về phản tư xã hội (Social Reflexivity) do Anthony Giddens đề xuất, từ đây suy ra tất yếu sẽ có Xã hội phản tư (Reflexive Society); và (3)- Lý thuyết xã hội rủi ro (Risk Society) do Ulrich Beck đề xuất gắn với Chính trị sinh thái (Ecological Politics) và việc kiến tạo Nhà nước toàn cầu (Cosmopolitanism).
Theo hướng Tiếp cận lý thuyết chuyên biệt về Hội nhập quốc tế và Toàn cầu hoá toàn diện kinh tế – xã hội ta có thể thấy rõ Chủ đề/Vấn đề nhường nhịn không chỉ hạn chế trong phạm vi địa phương, quốc gia mà thực sự mang tầm quốc tế và toàn cầu. Cần lưu ý rằng, cả 3 Quan điểm lý thuyết toàn cầu hóa nêu trên đều có khuyết điểm chung là thiếu Tiếp cận đa chiều, toàn diện về Toàn cầu hóa. Để khắc phục thiếu sót đó ta phải mở rộng và nâng cao bằng cách vận dụng Tiếp cận lý thuyết khinh trọng: (1)- Đối với Thuyết xã hội kết mạng, phải xem xét đối/hợp và song đề Xã hội kết mạng hoặc/và không kết mạng; (2)- Đối với Thuyết xã hội phản tư, phải xem xét đối/hợp và song đề Xã hội phản tư hoặc/và không phản tư; (3)- Đối với Thuyết xã hội rủi ro, phải xem xét đối/hợp và song đề Xã hội rủi ro hoặc/và không rủi ro.
3. Gợi mở một số Quan điểm đặc thù riêng về Nhường nhịn
Các Mục 1 và Mục 2 yêu cầu Đề tài phải tìm hiểu và vận dụng một cách sáng tạo các Quan điểm, Lý thuyết tổng quát, và chuyên biệt sẵn có vào Chủ đề/Vấn đề nhường nhịn. Mục 3 này đặt vấn đề xây dựng (vì chưa có sẵn?) một số Quan điểm, Lý thuyết đặc thù riêng về Nhường nhịn. Dưới đây là Gợi mở 3 Quan điểm dặc thù riêng về Nhường nhịn, đó là: (1)- Quan điểm nhường nhịn đa chiều, (2)- Quan điểm lựa chọn nhường nhịn hợp lý, và (3)- Quan điểm tam hóa sự Nhường nhịn.

3.1. Quan điểm nhường nhịn đa chiều
+ Nhường nhịn là một Hiện tượng phức hợp đa chiều cạnh: (1)- Tính đa chiều cạnh Thời gian: từ Quá khứ đến Hiện tại và đến Tương lai. (2)- Tính đa chiều cạnh Không gian: Đông – Tây – Nam – Bắc. (3)- Tính đa chiều cạnh Chức năng: (3.1)- Chức năng hiện hoặc/và Chức năng ẩn, (3.2)- Chức năng thích nghi – Chức năng đạt mục tiêu – Chức năng duy trì khuôn mẫu – Chức năng tích hợp. (4)- Tính đa chiều cạnh Cấu trúc: (4.1)- Các đối/hợp Yếu tố hợp thành sự Nhường nhịn: (4.1.1)- đối/hợp giữa Cảm tính hoặc/và Lý tính của sự Nhường nhịn, (4.1.2)- đối/hợp giữa Tình cảm hoặc/và Lý trí của sự Nhường nhịn, (4.1.3)- đối/hợp giữa Kinh nghiệm hoặc/và Lý luận về sự Nhường nhịn, (4.1.4)- đối/hợp giữa Lẽ phải thông thường hoặc/và Khoa học về sự Nhường nhịn, (4.1.5)- đối/hợp giữa tính Chủ quan hoặc/và tính Khách quan của sự Nhường nhịn, (4.1.6)- đối/hợp giữa tính Tương đối hoặc/và tính Tuyệt đối của sự Nhường nhịn, (4.1.7)- đối/hợp giữa tính Nhất thời hoặc/và tính Bền vững của sự Nhường nhịn, (4.1.8)- đối/hợp giữa Tư duy nhường nhịn hoặc/và Hàn động nhường nhịn. (4.2)- Các đối/hợp Loại hình nhường nhịn: (4.2.1)- Nhường nhịn có điều kiện hoặc/và Nhường nhịn vô điều kiện; (4.2.2)- Nhường nhịn một phần hoặc/và Nhường nhịn hoàn toàn; (4.2.3)- Nhường nhịn tạm thời hoặc/và Nhường nhịn lâu dài; (4.2.4)- Nhường nhịn chủ động, tự nguyện hoặc/và Nhường nhịn thụ động, bị ép buộc; (4.2.5)- Nhường nhịn công khai, minh bạch hoặc/và Nhường nhịn kín đạo, che đậy; (4.2.6)- Nhường nhịn trong đối nội hoặc/và Nhường nhịn trong đối ngoại.
+ Nhường nhịn là một Hiện tượng phức hợp đa cấp độ, bao gồm: (1)- Các Cấp độ không – thời gian: Vĩ mô – Trung mô – Vi mô; (2)- Các Cấp độ chủ thể: Cá nhân – Tập thể – Xã hội; (3)- Các Cấp độ địa kinh tế – chính trị – văn hóa: Địa phương – Vùng, Miền – Quốc gia – Quốc tế – Toàn cầu.
+ Nhường nhịn còn là một Hiện tượng phức hợp đa quá trình, bao gồm: (1)- Các Quá trình: Học – Hỏi – Hiểu – Hành nhường nhịn; (2)- Các Quá trình: Kiến tạo – Thực hành – Truyền bá – Chuyển đổi nhường nhịn;(3)- Các Quá trình: Lãnh đạo – Quản lý – Làm chủ nhường nhịn
Các tình trạng Nan đề nêu trên đều có thể được tìm hiểu và hóa giải theo các Khung mẫu khinh trọng (tức là theo 8 KM lựa chọn khinh trọng) và theo các Phương thức điều chỉnh hoặc thay đổi khinh trọng (tức là theo 6 PT biến đổi khinh trọng) như đã trình bày ở Mục 1 nêu trên.

 3.2. Quan điểm lựa chọn nhường nhịn hợp lý
Cặp phạm trù “Nhường nhịn hoặc/và Không nhường nhịn” có Tính/Chất biện chứng, hệ thống, toàn đồ, khinh trọng tương tự như Cặp phạm trù “Âm hoặc/và Dương” trong Thuyết âm dương của Văn hóa & Văn minh phương Đông cổ truyền. Chẳng hạn như có tình trạng trong Nhường nhịn có Không nhường nhịn hoặc ngược lại, trong Không Nhường nhịn có Nhường nhịn, tương tự y như trong Âm có Dương hoặc ngược lại, trong Dương có Âm. Do tính tương đối mang bản chất biện chứng này của sự Nhường nhịn mà sự lựa chọn nhường nhịn hợp lý “bị đặt lên bàn cân”, nghĩa là không có tính hợp lý trừu tượng, mọi sự lựa chọn nhường nhịn phải hợp lý cụ thể. Nói khác đi, sự lựa chọn nhường nhịn hợp lý bị thách thức bởi song đề tư duy & hành động: “Hợp lý hình thức hoặc/và Hợp lý thực tế” (Formal Rationality or/and Substantial Rationality). Bản thân Tính hợp lý bị hạn chế (Bounded Rationality) bởi những điều kiện khách quan năng lực chủ quan của con Người, và của Tổ chức (H. Simon, 1957). Do đó, sự Nhường nhịn duy lý chỉ là mong ước, lý tưởng, hầu như không khả thi trong Thực tiễn sản xuất, giao tiếp, và quản lý con người, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hơn thế nữa, trong tương quan và tương tác mang Tính đối/hợp giữa “Lý hoặc/và Tình” thì sự lựa chọn duy Lý và cả duy Tình đều là sự lựa chọn cực đoan, tạo ra tình trạng đại bất cập: “được cái này, mất cái kia”! Để tránh cực đoan, thái quá Người ta có thể lựa chọn giữa Lý và Tình theo Nguyên tắc “hơn cái này, thiệt cái kia”, và để tránh bất cập, Người ta sẽ lựa chọn giữa Lý và Tình theo Nguyên tắc “vẹn cả đôi đường”: vừa có Lý vừa có Tình, như nhau; không cần phân biệt khinh trọng giữa Lý và Tình. Sự lựa chọn hợp lý (Rational Choice) sẽ tạo ra sự Nhường nhịn có điều kiện, không chấp nhận sự Nhường nhịn vô điều kiện.

 3.3. Quan điểm tam hóa nhường nhịn
Quan điểm lý thuyết tam hóa chủ trương tiến hành 3 sự Chuyển hóa: Hiện đại hóa, Việt nam hóa, và Lành mạnh hóa đối với con Người, Xã hội Việt nam nói chung, và đối với sự Nhường nhịn của họ nói riêng.
(1)- Hiện đại hóa sự Nhường nhịn: thực hiện Chuyển hóa kép: vừa từ Truyền thống đến Hiện đại, vừa từ Mô thức hiện đại hóa kiểu cũ sang Mô thức hiện đại hóa kiểu mới. Nguyên tắc chỉ đạo là: Kế thừa, Phát huy, và Phát triển tinh hoa truyền thống nhường nhịn với nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú từ trong Gia đình đến trong Cộng đồng làng xã và đến trong Quốc gia dân tộc Việt nam.
(2)- Việt nam hóa sự Nhường nhịn trong Tiếp biến và Tiếp hợp văn hóa & văn minh trong hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, theo Nguyên tắc chỉ đạo là: Tiếp thu, Cải biên, và Việt hóa tinh hoa nhường nhịn du nhập với nhiều biểu hiện đặc trưng như sự Nhường nhịn trong Văn hóa thị trường, Văn hóa giao thông công cộng, Văn hóa xếp hàng, Văn hóa du lịch, Văn hóa lễ hội, Văn hóa từ thiện, Văn hóa an sinh xã hội,…
(3) Lành mạnh hóa sự Nhường nhịn, theo 3 mức độ sau:
(3.1)- Cải tiến, theo Nguyên tắc Giảm tình trạng thiếu Nhường nhịn đồng thời Tăng kiến thức, thái độ, hành vi nhường nhịn. Tập trung vào 3 Giảm: (i)- Giảm tình trạng thiếu Nhường nhịn trong Sản xuất – kinh doanh, (ii)- Giảm tình trạng thiếu Nhường nhịn trong  Giao thông công cộng, (iii)- Giảm tình trạng thiếu Nhường nhịn trong Lễ hội và 3 Tăng: (a)- Tăng sự Nhường nhịn trong Gia đình, (b)- Tăng sự Nhường nhịn trong Cộng đồng, (c)- Tăng sự Nhường nhịn trong Xã hội.
(3.2)- Cải cách, theo Nguyên tắc Chống tình trạng phản Nhường nhịn đồng thời Xây mẫu Người nhường nhịn và Khuôn mẫu Xã hội nhường nhịn. Tập trung vào 3 Chống: (i)- Chống tranh cướp, (ii)- Chống tham nhũng, (iii)- Chống tội ác vô nhân đạo và 3 Xây: (a)- Xây mẫu Người nhường nhịn, (b)- Xây hình mẫu Tổ chức xã hội nhường nhịn , (c)-  Xây khuôn mẫu Văn hóa nhường nhịn.
(3.3)- Cách mạng, theo Nguyên tắc chuyển đổi Khung mẫu kép: từ Khung mẫu nhường nhịn truyền thống đến Khung mẫu nhường nhịn hiện đại, và từ Khung mẫu hiện đại hóa sự Nhường nhịn kiểu cũ sang Khung mẫu hiện đại hóa sự Nhường nhịn kiểu mới phù hợp với Điều kiện đặc thù Việt nam và với Bối cảnh gia tăng Hội nhập quốc tế và Toàn cầu hóa toàn diện kinh tế – xã hội vì hòa bình, hữu nghị, và phát triển lành mạnh (tức là phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững).
KẾT LUẬN
Khung quan điểm, lý thuyết về sự Nhường nhịn bao gồm nhiều Quan điểm, Lý thuyết có thể vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau; được sắp xếp thành 3 Cấp độ: từ Khung quan điểm, lý thuyết tổng quát đến Khung quan điểm, lý thuyết xã hội – nhân văn được vận dụng vào Chủ đề/Vấn đề nhường nhịn, và đến Khung quan điểm, lý thuyết đặc thù riêng về Nhường nhịn. Định hướng chung của Khung quan điểm, lý thuyết về sự Nhường nhịn là theo Nguyên tắc 3 Bước sau: (1)- Thấu hiểu và Vận dụng các Quan điểm, Lý thuyết sẵn có một cách sáng tạo phù hợp với Mục tiêu, Nhiệm vụ của Đề tài; (2)- Tiến tới Sáng tạo trong Vận dụng các Quan điểm, Lý thuyết về sự Nhường nhịn, phù hợp với Bản sắc văn hóa Việt nam và với Đặc thù kinh tế & xã hội Việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh Đổi mới và Hội nhập quốc tế; (3)- Tiến tới Sáng tạo hoàn toàn mới, góp phần Lập Thuyết, Luận Thuyết, và Dụng Thuyết về xây dựng Xã hội nhường nhịn tại Việt Nam và trên Thế giới ngày nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      A. Giddens, 2000. Sociology (Xã hội học). Sixth Edition. Revised and updated with Philip W. Sutton polity.
2.      Bộ KH&ĐT, 2001. Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển bền vững của Việt Nam. Hà Nội.
3.      Cao Xuân Huy, 1994. Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu. NXB Văn hoá. Hà Nội. Phần thứ nhất: Chủ toàn và chủ biệt - hai ngã rẽ trong triết hoa Đông Tây.
4.      Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.  Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
5.      Edgar Morin, 2007. Phương pháp 4. Tư tưởng. Nơi cư trú, cuộc sống, tập tính, tổ chức của tư tưởng. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
6.      Edgar Morin, 2009. Nhập môn Tư duy phức hợp. Nxb Tri thức. Hà Nội.
7.      Emily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001. Nhân học. Một Quan điểm về tình trạng nhân sinh. Nxb CTQG. Hà Nội.
8.      G. Ritzer, 2000. Sociological Theory (Lý thuyết xã hội học). Fifth Edition. McGRAW-HILL INTRENATIONAL EDITION. Sociology Series. New York.
9.      G.W.F. Hegel, 2013. Bách khoa thư các Khoa học triết học. Tập I: Khoa học lôgích (Sách tham khảo). Nxb CTQG. Hà Nội.
10.  Gerald M.Meier, 2003. Giới thiệu những ý tưởng về phát triển. Trong sách: Tư duy phát triển hiện đại. Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Nxb KHXH. Hà Nội.
11.  Giang Trạch Dân, 2002. Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc khoá XVI Đảng CSTQ. 8/11/2002. Bản dịch của Viện nghiên cứu Trung Quốc. Hà Nội.
12.  Hồ Cẩm Đào, 2005. Bài phát biển của ông Hồ Cẩm Đào trước quốc hội Việt Nam. http://vietnamnet.vn/chinhtri/doingoai/2005/11/508257/. 16:30' 05/11/2005 (GMT+7).
13.  H. Simon, 1957. Administrative Behaviour (Hành vi quản lý). New York: Macmillan.
14.  Jamshid Gharajedaghi, 2005. Tư duy hệ thống. Quản lý hỗn độn và phức hợp. Một cơ sở cho thiết kế kiến trúc kinh doanh. Nxb khoa học xã hội. Hà Nội.
15.  Jean-guy Vaillancourt, 2000. Phát triển bền vững: Nguồn gốc và khái niệm. Tạp chí XHH, số 2/2000. Hà Nội.
16.  L. Coser, 1956. The Functions of Social Conflict (Các chức năng của Xung đột xã hội). Free Press. New York.
17.  Lê Ngọc Hùng, Lịch sử & Lý thuyết xã hội học. Nxb ĐHQG Hà Nội.
18.  Lê Trình và Lê Thạc Cán, 2003. Báo cáo đề tài nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam. Viện môi trường và phát triển bền vững. Hội liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Hà Nội.
19.  Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
20.  Ngân hàng Thế giới, 2003. Báo cáo phát triển thế giới năm 2003. Phát triển bền vững trong một thế giới năng động thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống. Nxb chính trị quốc gia. Hà Nội.
21.  Nguyễn Lâm Tuấn Anh & Nguyễn Thị Minh Phương, 2006. Một số yếu tố văn hoá & giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển làng - xã từ hướng tiếp cận toàn thể luận khinh - trọng. Nxb Thế Giới. Hà Nội.
22.  Nhiều Tác giả, 2016. Khoa học Tư duy từ nhều Tiếp cận khác nhau. Nxb Tri thức. Hà Nội.
23.  Phan Tân, 2017. Xây dựng Xã hội nhường nhịn. Nxb Hội Nhà Văn. Hà Nội.
24.  Samuel Hungtington, 2003. Sự va chạm của các nền văn minh. Nxb Lao động. Hà Nội.
25.  Sudhiz Anand, Amaztya K.Sen, 1999. Phát triển bền vững: Khái niệm và các ưu tiên. Trong sách: Phát triển con người - Từ quan niệm đến chiến lược và hành động. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
26.  Thaddeus C. Trzya (Chủ biên), 2001. Thế giới bền vững. Phương hướng và trắc lượng phát triển bền vững. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách KH &CN. Hà Nội.
27.  Thiery de Montbrial & Philippe Moreau Defarges, 2003. Thế giới toàn cảnh. Viện quốc tế Pháp. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
28.  Tony Bilton, et al. 1993. Nhập môn xã hội học. Nxb KHXH. Hà Nội.
29.  Tô Duy Hợp, 2007. Khinh - Trọng: Một quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu triết học và xã hội học. Nxb Thế Giới. Hà Nội.
30.  Tô Duy Hợp & Nguyễn Thị Minh Phương, 2009. Xây dựng Xã hội lành mạnh xã hội chủ nghĩa. Tạp chí xã hội học, số 3/2009. Hà Nội.
31.  Tô Duy Hợp và Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2010. Đọc Sách: “Nghiên cứu những vấn đề xã hội”. Nguyên bản tiếng Anh: “THE STUDY OF SOCIAL PROBLEMS (SEVEN PERSPECTIVES). Sixth Edition. Earl Rubington & Martin S. Weinberg (ed.). Oxford University Press (New York), 2003. 366 pages. Tạp chí xã hội học, số 4 (112) 2010. Hà Nội.
32.  Tô Duy Hợp, 2012. Khinh - Trọng: Cơ sở lý thuyết. Nxb Thế Giới. Hà Nội.
33.  V.I. Lênin, 1979. Toàn tập. Tập 42. Nxb Tiến bộ. Mát-xcơ-va.
34.  Viện KHXHVN. Viện NC Trung Quốc. TS. Hoàng Thế Anh (Chủ biên), 2009. Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Nxb CTQG. Hà Nội.
35.  W. Lawence Neuman, 1997. Các phương pháp nghiên cứu XHH (Ngiên cứu định tính & định lượng). University of Wisconsin at Whitewater. USA. Viện XHH & TLLĐQL, HVCTHCQGHCM dịch & giới thiệu, 2005. Hà Nội.
36.  WCED (Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển) của Liên hợp quốc, 1987. Báo cáo Brandtland – Tương lai chung của chúng ta.





(*) GS.TS Tô Duy Hợp, đến từ Trung tâm Khoa học Tư duy

[1] Ở Việt Nam người ta quen gọi là Phép biện chứng.
[2] Toàn thể luận cổ điển (Classical Holism) có 2 Khuynh hướng lý thuyết chính, một là Tiếp cận hệ thống lỏng lẻo, như Tổng thể luận (Totalism), hoặc Lý thuyết tập hợp (Set Theory) và hai là Tiếp cận hệ thống chặt chẽ như Cấu trúc luận (Structuralism), Chức năng luận (Functionalism), Nhất thể luận (Unitarianism),... Toàn thể luận cũ thường đem đối lập với Cá thể luận (Individualism), Nguyên tố luận (Elementarism), Nguyên tử luận (Atonism), ... Các cách tiếp cận Lý thuyết quy giản luận (Reductionism) và Cực đoan luận (Extremnism) kiểu như Nhất nguyên luận (Monism) hoặc Nhị nguyên luận (Dualism) đều đối lập với Toàn thể luận cổ điển.
[3] Xem, Phan Tân, 2017. Xây dựng xã hội nhường nhịn. Nxb Hội nhà văn. Hà Nội.
[4] Xem, chẳng hạn: Tô Duy Hợp, 2012. Khinh – Trọng. Cơ sở lý thuyết. Nxb Thế giới. Hà Nội.
[5] Phải thay cụm Từ “Khoa học xã hội diễn giải” bằng cụm Từ “Chủ nghĩa diễn giải” thì hợp lý hơn!
[6] Phải thay cụm Từ “Khoa học xã hội phê phán” bằng cụm Từ “Chủ nghĩa phê phán” thì hợp lý hơn!
[7] Xem, Tô Duy Hợp và Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2010. Đọc Sách: “Nghiên cứu những vấn đề xã hội”. Tạp chí xã hội học, số 4 (112)/2010. Hà Nội.
[8] Xem, Emily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001. Nhân học. Một quan điểm về tình trạng nhân sinh. Nxb CTQG. Hà Nội.
[9] “Phát triển” là Nhu cầu cao cấp, chứ không phải là Nhu cầu cơ bản trong Tháp nhu cầu do A. Maslow xây dựng. Do đó, Danh sách các Nhu cầu do Malinowski lập ra bao gồm 2 Loại nhu cầu: NC cơ bản và NC không cơ bản, NC bậc thấp và NC bậc cao, NC mưu sinh và NC phát triển…
[10] Xem thêm: Viện KHXHVN. Viện NC Trung Quốc. Hoàng Thế Anh (Chủ biên), 2009. Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Nxb CTQG. Hà Nội.
[11] Trần Lê Bảo: “Từ chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đến tư tưởng xã hội hài hoà của Hồ Cẩm Đào”. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7, 2007. tr 66.
[12] Quan điểm phát triển khoa học (= Phát triển quan khoa học) có 4 nội dung cơ bản: 1/- Phát triển phải toàn diện kinh tế – xã hội, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm; 2/- Phát triển phải hài hoà, nghĩa là phải tính toán toàn diện (thành thị – nông thôn, miền Đông – miền Trung – miền Tây, tăng trưởng kinh tế – tiến bộ xã hội, con người – tự nhiên, phát triển trong Nước và mở cửa hội nhập quốc tế); 3/- Phát triển phải bền vững, nghĩa là phải bảo đảm hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường; 4/- Phát triển phải kiên trì quan điểm lấy con Người làm Gốc (Nhân vi bản, Dân vi bản) (Đảng CSTQ, 2002).
[13] Quan điểm của Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào về  “xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa… là một xã hội dân chủ, pháp trị, công bằng, chính nghĩa, thành thực, thương yêu, tràn đầy sức sống, yên bình, có trật tự, và con người chung sống hài hoà với thiên nhiên” (Hồ Cẩm Đào, 2005: 4-5).
[14] Xem thêm, chẳng hạn: Phùng Thị Huệ (chủ biên), 2010: Phát triển xã hội ở trung Quốc và một số nước Đông Á, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà nội, tr. 21.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét