Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Chuyện phân định biên giới !


Gần đến giữa thế kỷ 21, nghe chuyện xung đột về đất đai ở vùng biên giới, chuyện cắm mốc biên giới, phân định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và Campuchia; bên này, bên kia thiệt hại một số đất, rồi những cụm từ "bán đất", "cắt đất", mất đất", có tội hay không có tội với tổ tông, với quốc gia dân tộc?.v.v... mình và chắc rằng không ít người lại thấy gai gai nơi sống lưng.

Ai mà không hiểu biên giới quốc gia là để phân chia chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và là cố định, nhưng thực tế thì không hẳn như thế, chúng có thể rất dễ dàng bị thay đổi nếu có tranh chấp xảy ra. Chúng ta có thể nhanh chóng nhận thấy được sự thân thiết hay thù địch của hai quốc gia qua những hình ảnh về hàng rào biên giới mà họ lập nên. Thông qua đường biên giới chúng ta có thể thấy được nhiều điều về mối quan hệ của các nước.

Nhớ lại năm 2010 có dịp đi tham quan từ Paris (Pháp) sang Bruxelles (Bỉ) và Amsterdam (Hà Lan) bằng ôtô, dọc đường đi mình đã ngủ quên lúc nào không hay, đến Amsterdam được đánh thức dậy mình ngỡ ngàng hỏi "qua biên giới lúc nào?", người hướng dẫn cười "giờ làm gì còn khái niệm qua biên giới trong cộng đồng Schengen!"

Tò mò được biết có 26 quốc gia ở lục địa châu Âu đã cùng ký Hiệp ước Schengen về đi lại tự do. Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong ngày 19 tháng 6 năm 1990. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan  Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha  Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến 19/12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu).

Mình không bình luận về mục tiêu phát triển hay lý tưởng quốc gia dân tộc trong sự phát triển chung với cộng đồng thế giới. Nhưng nghĩ đến những mối quan hệ của gọi là "đồng chí - chung lý tưởng cộng sản" giữa Việt Nam với Trung Quốc; mối quan hệ ân tình "giúp thoát khỏi thảm họa diệt chủng Pôn pốt" mà những người lính tình nguyện Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia bằng bao xương máu... mà đã không khỏi chạnh lòng.


Càng ngẫm càng buồn khi cách đây đúng 1,5 thế kỷ, Tổng thống Hoa Kỳ vĩ đại Abraham Lincoln (1861-1865) đã tuyên ngôn về một "The family of Man" (Gia đình của loài người) để nước Mỹ phải lãnh gánh trách nhiệm nặng nề đó.

Trông người lại ngẫm đến ta, xin giới thiệu thêm về 22 đường biên giới thú vị được đang trên trang Đại Kỷ Nguyên VN




1. Cư dân của Naco và Arizona, chơi đấu bóng chuyền qua hàng rào giữa Mexico và Mỹ.



 2. Chỉ đơn giản là một chiếc bàn biên giới giữa Slovakia, Áo và Hungary.



 3. Một con đường biên giới tuyết dài hun hút giữa Na Uy và Thụy Điển.



 4. Đường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ đơn thuần là những ô gạch kí hiệu.



 5. Đường ranh giới tuyệt đẹp giữa Ba Lan và Ukraine.



6. Biển… biên giới giữa nước Úc và thế giới.


 7. Haiti và Cộng hòa Dominica, rất dễ dàng phân biệt được bởi luật bảo vệ môi trường hoàn toàn khác nhau giữa họ.


 8. Trò chơi đu dây zipline nối giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.



 9. Những phương tiện giao thông của Ma Cau sẽ đi phần đường bên trái, ngược lại xe từ Trung Quốc sẽ đi phần đường bên phải, và đấy là những gì họ xây đựng cho đường biên giới.



 10. Sự phát triển về kinh tế có lẽ là điều dễ thấy giữa biên giới Mỹ và Mexico.



 11. Một ngã 3 sông phân chia ranh giới giữa Argentina, Brazil và Paraguay.



12. Có vẻ như Brasil đang tàn phá thiên nhiên thay vì là bảo vệ như ở Bolivia.


 13. Mỹ và Mexico.



14. Một cây cầu nối liền giữa Đan Mạch và Thụy Điển.


 15. Một đường thẳng mỏng manh được vẽ ra để chia ranh giới giữa Thụy Điển và Na Uy.



16. Một vòng tròn thân thiện là biên giới của Đức, Hà Lan và Bỉ.


 17. Đường thẳng ranh giới giữa Mỹ và Canada.



 18. Những người phụ nữ đang đứng trong một ngôi làng Norviliskes của Lithuanian để nói chuyện với người thân của họ thông qua hàng rào ở biên giới giữa Belarusian và Lithuanian.



19. Ranh giới giữa Đức và cộng hòa Czech được phân biệt bởi một bên là dùng phương pháp để can thiệp bọ cánh cứng phá hoại, còn một bên là cố ý bỏ mặc.



 20. Ai Cập và Israel.



 21. Đức, Ba Lan và Cộng hòa Séc.



22. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

                                                                                                                                       Phan Tân
Read more...
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Dong-thai-la-cua-ong-Hun-Sen-trong-van-de-bien-gioi-Viet-NamCampuchia-post160172.gd

http://vtc.vn/trung-quoc-da-chiem-bien-gioi-lang-gieng-the-nao.311.490499.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét