Ba tầng văn hoá: Văn hoá vật chất, Văn hoá hành vi và Văn hoá quan niệm với quan hệ đồng thuận/xung đột giữa chúng có quyết định lớn đến sự phát triển bền vững. Đây là gợi mở có lý, hy vọng sẽ có những nghiên cứu sâu, nhưng sẽ là những nghiên cứu khó!
NHƯỜNG NHỊN VÀ THIẾU
NHƯỜNG NHỊN:
NHÌN TỪ TRUYỀN THỐNG
VÀ VĂN HÓA
TS.
Bùi Văn Hưng(*)
1.
Sự nhường nhịn - Yếu tố quan trọng đưa đến sự hòa hợp, đoàn kết, thân ái trong
truyền thống người Việt nam
Nói sự nhường nhịn là yếu tố quan trọng đưa đến sự hòa hợp,
đoàn kết thân ái vì trước hết, nhường nhịn làm cho người ta quý mến, chịu ơn
mình. Ví dụ, chúng ta có một món đồ đẹp nhưng thấy người bạn thích quá nên
nhường cho họ. Khi nhận món quà mình nhường lại, chắc chắn người bạn sẽ thương
quý mình hơn. Đó là kết duyên lành với
người khác.
Ngược dòng lịch sử, nhiều ngàn năm dựng nước và giữ nước để
phát triển cho đến ngày nay, dân tộc Việt Nam trải bao thăng trầm, gian khó.
Đất nước trải qua bao đau thương vì chiến tranh tàn phá nhưng cũng để lại nhiều
câu chuyện quý báu về tình đoàn kết hay những bài học quý giá về ứng xử nhường
nhịn vì sự nghiệp chống ngoại xâm, vì sự trường tồn của dân tộc, như: Thái hậu
Dương Vân Nga nhường ngôi của con nhỏ của mình cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn
(941-1005) để cùng lo việc nước, chống
quân Tống xâm lược. Trần Hưng Đạo (1232-1300) không vì mối thù gia tộc của cha
mà cướp ngôi vua nên tránh được cảnh huynh đệ tương tàn, có thể dẫn đến nguy cơ
mất nước. Ngài cũng đã có cách ứng xử nhường nhịn thật vĩ đại trong cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285-1288). Chuyện kể rằng, là một Tiết chế
Quốc công đứng đầu toàn quân Đại Việt, Ngài đã hạ mình tắm rửa cho Tướng quân
Trần Quang Khải tạo được sự hòa hợp, đoàn kết, thân ái, góp phần không nhỏ cho
sự thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại đó. Nhà Trần còn có một truyền thống
tốt đẹp về sự nhường nhịn, đó là các vua cha thường nhường ngôi cho con khi
mình đang khỏe mạnh, vừa tạo điều kiện cho con đảm đương việc nước khi còn trẻ
khỏe, vừa tránh được cảnh tranh giành khi vua cha mất. Cuộc kháng chiến chống
quân Minh xâm lược (1418-1428) rất gian nan, khốc liệt nhưng nhờ tướng sỹ biết
nhường nhịn nhau “tướng sỹ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) nên đã giành lại độc lập sau 10 năm kháng
chiến, viết nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai cho dân tộc việt Nam.
Truyền thống nhường nhịn không chỉ thể hiện ở chốn cung đình
mà ở đời thường, người dân cũng thấm nhuần văn hóa đó. Trong ca dao, tục ngữ
Việt Nam cũng thấm đẫm những lời khuyên: “Nhường cơm sẻ áo”, “một điều nhịn,
chín điều lành”, “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa mấy đời
cơm khê” , “Lời nói chẳng
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”, “Có đi có lại mới toại lòng nhau “, “Kính lão đắc thọ” , “Kính
trên, nhường dưới”, “Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”…
, và trong kháng chiến chống thực dân Pháp: “thương nhau chia củ sắn lùi, bát
cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Gần đây nhất, trong cuộc kháng chiến giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, với khẩu trong dân gian “xe chưa qua, nhà không
tiếc”, người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh đã sẵn sàng dỡ nhà, tài sản cả một đời
người để lấp hố bom lót đường cho xe qua chở hàng ra tiền tuyến. Đó là sự
nhường nhịn, chia sẻ vĩ đại.
2. Thử lý giải nguyên nhân của các
hiện tượng thiếu nhường nhịn hiện nay nhìn từ truyền thống
Ngày nay, khi mà xã hội đã có cuộc sống đầy đủ hơn thì con
người Việt Nam có vẻ như thiếu nhường nhin, biểu hiện ở giao thông, ở tranh
cướp ở các lễ hội, cảnh hôi của khi có người bị tai nạn, khi được phát miễn phí
một hàng hóa hoặc dịch vụ khuyến mại nào đó… Đành rằng là hiện tượng chưa phổ
biến, nhưng cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội.
Thử tìm nguyên nhân từ cách nhìn truyền thống, ta thấy, trước
tiên, thời nào mà “vua sáng, tôi hiền” thì đất nước thịnh trị, người dân ít
tham hơn. Ví như thời vua Lê Thánh Tông, Triều Lê, về sau khi triều đại đó đã
suy đồi trong dân gian thường nhắc lại câu ca: “Nhớ thời Thánh Tổ, Thánh Tông,
lúa chín đầy đồng dân chẳng phải lo”. Điều đó cho thấy, ở những thời kỳ thịnh
trị mọi người thường nhường nhịn nhau. Tuy nhiên, ở những lúc khó khăn mà vua
quan chăm lo việc nước thì người dân cũng vẫn hòa thuận, nhường nhịn nhau, như
đã nêu ở trên. Mặt khác, xã hội Việt Nam cho đến nay vẫn còn là một xã hội mang
nặng tính chất gia trưởng và tính “thần dân”, chưa có được một cách đầy đủ
“người công dân”, nên người dưới luôn nhìn vào người trên để hành xử kể cả mặt
tốt lẫn mặt xấu chứ chưa căn cứ chủ yếu vào pháp luật và đạo đức để hành xử. Do
vậy, đành rằng mặt tốt của xã hội vẫn là cơ bản mới đảm bảo cho sự trường tồn
của dân tộc, nhưng mặt xấu có lúc, có nơi đã lấn át.
Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến vai trò của trí thức trong
xã hội. Trí thức như một ăng ten nhạy cảm thu nhận và cảnh báo sự hưng vong của
một triều đại, chế độ, đồng thời, họ đóng vai trò quan trọng cứu nguy khỏi sự
sụp đổ khi còn có thể và thay đổi khi không thể duy trì sự suy vong đó. Nhà bác
học Lê Quy Đôn (1726-1784) đã nói, “Trẻ không trọng già, trò không trọng thầy,
binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sỹ phu ngoảnh mặt, xã tắc lâm nguy”
để nói sự thiếu nhường nhịn trong xã hội và xác định vai trò của quan lại, trí
thức trong xã hội, có lẻ vẫn là bài học nóng hổi cho đến ngày nay. Một thời kỳ
mà trí thức nhu nhược, “ăn theo nói leo” hoặc a dua với cái suy đồi thì khó
mong xã hội có ứng xử nhường nhịn từ trên xuống dưới được.
Xét đến vai trò trí thức rất quan trọng, nhưng có lẽ vấn đề
thứ ba rất quan trọng đó là giáo dục. Nền giáo dục trong truyền thống ở nước
ta, về cơ bản là nền giáo dục Nho giáo, trong dân gian thì có ảnh hưởng về Phật
giáo. Nền giáo dục này luôn dạy con người phải tuân thủ mọi quy tắc, mà những
quy tắc này có thể tồn tại hàng ngàn năm ít thay đổi. Khi chuyển đổi sang nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô, Trung Quốc vẫn mang nặng những tàn dư
của giáo dục trong xã hội phát triển ở mức độ còn thấp và ít thay đổi. Nó dạy
con người vẫn chủ yếu là tuân thủ. Tính sáng tạo của nền giáo dục này vẫn chưa
theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Chính điều này nó làm hạn chế sự
phát triển và khi con người muốn vượt qua nó sẽ tạo nên phản ứng xã hội để biểu
hiện cái tôi cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
Một mặt không kém phần quan trọng, đó là, văn hóa. Văn hóa
có thể phân chia theo nhiều cách, nhưng, theo chúng tôi, văn hóa nhìn từ bề
ngoài vào cốt lõi thì có thể có ba tầng: tầng ngoài cùng nông nhất là văn hóa
vật chất với những biểu hiện thiên hình vạn trạng, tầng thứ hai sâu hơn là văn
hóa hành vi và tầng trong cùng, sâu nhất là văn hóa quan niệm. Văn hóa quan
niệm chỉ đạo hành vi và các biểu hiện văn hóa vật chất. Khi các tầng văn hóa
này mâu thuẫn sẽ tạo nên sự xung đột. Nó xảy ra trong từng con người, cộng đồng
và xã hội. Việc xác định định hướng văn hóa quan niệm rất quan trọng vì nó cho
ta niềm tin để bước tiếp đến tương lai. Không có nó ta như người mù đi giữa các
đống vật chất bề bộn mà chẳng biết đi theo phương nào. Càng khó khăn hơn khi
quan niệm ngược lại sự phát triển. Tất cả phụ thuộc vào lãnh đạo đất nước và
vai trò không nhỏ của đội ngũ trí thức. Hy vọng rằng, đất nước sẽ có những định
hướng phù hợp với sự phát triển hơn trong thời gian tới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét