Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Vài tranh luận về thuật ngữ "Public Opinion"

Thiết nghĩ cũng cần lưu lại vài tranh luận khá thú vị trên facebook


https://scontent.fsgn2-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-1/p50x50/37179100_10214648640302974_4591581452608471040_n.jpg?_nc_cat=110&oh=e7afdfde9436cf66760a48e4ec9618b5&oe=5C19BD39
"Public Policy", dịch là "Chính sách công".
"Public Administration", dịch là "Hành chính công"
"Public Management", dịch là "Quản lý công" (tổ chức)
"Public Governance", dịch là "Quản trị công"
"Public Problem", dịch là "Vấn đề công" (khác với Public Issue)
"Public Action", dịch là "Hành động công" (Chính sách)
"Public Authority", dịch là "Quyền lực công" (Thẩm quyền)
"Public Leadership", dịch là "Lãnh đạo công"
"Public Institution", dịch là "Thể chế công"
"Public Sphere", dịch là "Khu vực công"
"Public Sector", dịch là "Lĩnh vực công"
Vậy nhưng bấy lâu nay "Public Opinion" lại đi dịch là "Dư luận xã hội". Sai một ly đi một dặm là đây chứ đâu!
Cộng Đồng Chung Dang Nguyen dịch giúp 2 từ này với: Public Opinion và Public Mind
Dang Nguyen
Dang Nguyen Public Opinion: Công luận
Public Mind: Não trạng cônghttps://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/fce/1/16/1f600.png😀
HUng Pham Anh
HUng Pham Anh trong triết Mind là tinh thần. Hơi khó diễn giải nhỉ
Cộng Đồng Chung
Cộng Đồng Chung Công luận hay Dư luận xã hội?, mình nghiêng về DLXH,
còn Não trạng công thực sự khó giải nghĩa ông ạ ! Thanks,
Cộng Đồng Chung
Cộng Đồng Chung Public mind có lẽ dịch là Tinh thần công chúng, ?
Dang Nguyen
Dang Nguyen Để rảnh em viết tút phục vụ bác về chuyện Công luận và Dư luận XH
https://scontent.fsgn2-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-1/p50x50/37179100_10214648640302974_4591581452608471040_n.jpg?_nc_cat=110&oh=e7afdfde9436cf66760a48e4ec9618b5&oe=5C19BD39

 · 
THE PUBLIC AND PUBLIC OPINION
Để dịch đúng thuật ngữ "Public Opinion" thì trước hết có lẽ cần xác định rõ khái niệm "Public". Với tư cách danh từ, "the Public" được định nghĩa rộng nhất là tập hợp các công dân (cộng đồng), những người có quyền lựa chọn ra các lãnh đạo/quan chức nhà nước. Tuy nhiên, các cộng đồng đó không nghiễm nhiên tồn tại hàng ngày mà chúng chỉ được hình thành mỗi khi xuất hiện hành động nào đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chung của các cá nhân liên quan, bởi thế đòi hỏi phải có một hành động chung để giải quyết tình huống đó. Với tư cách tính từ, "public" không chỉ có nghĩa công khai mà còn hàm ý liên quan đến lợi ích chung của nhiều người (John Dewey). Chính vì thế, khu vực công là nơi có thể xuất hiện các "Public Opinion". Các cộng đồng nơi xuất hiện "Public Opinion" có thể khác nhau về quy mô nhưng điểm chung là các cộng đồng đó chỉ tự giải tán khi vấn đề chung của họ được giải quyết (Jurgen Habermas).
Như vậy, "the public" không đồng nghĩa với "society", "a public body" không nhất thiết đồng nghĩa với "a social group". Xã hội/nhóm XH luôn tồn tại và phát triển nhưng các "Cộng đồng - the public" chỉ hình thành khi xuất hiện tình huống xâm phạm/đe dọa xâm phạm lợi ích của họ. Xã hội/nhóm XH có thể tồn tại bền vững nhưng các "Public" có thể tự biến mất khi vấn đề chung của họ đc giải quyết.
Do đó, "public opinion" được định nghĩa là "những ý kiến, quan điểm của các cá nhân mà nhà nước/chính quyền thấy cần phải quan tâm" (V. O. Key). Các cá nhân này tạo thành "the public", nên "public opinion" cần được dịch chính xác là "Công luận, gắn với một cộng đồng đang đứng trước một vấn đề cụ thể. Cũng bởi thế, không thể đồng nghĩa "public opinion" với các "social conversations - Dư luận xã hội", vốn có thể hình thành dễ dàng ở mọi lĩnh vực đời sống nhưng không nhất thiết cần sự chú ý và can thiệp của chính quyền nhà nước.
"Công luận" hình thành trên cơ sở một "Vấn đề công", đòi hỏi hành động can thiệp của "Quyền lực công" nhằm hướng đến bảo vệ "Lợi ích công". Một "Dư luận XH" có thể trở thành "Công luận" nếu nó thỏa mãn các đặc điểm trên. Tuy nhiên, sẽ là không chính xác nếu coi mọi "DLXH" đều là "Công luận"


Hoài Sơn Dư luận về ngọc trinh và dư luận về thi tốt nghiệp nhưng chỉ vấn đề thi cử mới trở thành công luận anh nhỉ https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/f4c/1/16/1f642.png🙂
Dang Nguyen
Dang Nguyen Đúng vậy. Nếu chỉ dùng khái niệm "Dư luận XH" rất chung chung và lỏng lẻo thì sẽ không phân biệt được hai hiện tượng khác nhau về bản chất đó.
Cộng Đồng Chung
Cộng Đồng Chung Trong tiếng Anh, mình cho rằng trên cơ sở vốn từ có được thì khi dịch ưu tiên thứ nhất là phụ thuộc vào Ngữ Cảnh, ưu tiên tiếp theo là Đúng Từ.
Dư luận xã hội có thể xem là từ Thuần Việt;
Công luận có thể xem là Từ Mượn;
"Public" là từ hàm ý mang nghĩa Công: Công cộng, Cộng đồng, Công chúng, khu vực công... vậy khi ghép vào với từ "Opinion" thì có cần cứ phải hiểu thêm một nghĩa nữa là Công luận bên cạnh từ Dư luận xã hội hay không.
Khi tiếp cận tài liệu nước ngoài về Dư luận xã hội mình thấy đều dùng từ "Public Opinion" và nó thường gắn liền với từ "Poll" hoặc "Polling", để nói về các cuộc thăm dò dư luận; chưa gặp từ "Poll" hay "Polling" đi với "Social Conversations"
Quyền lực công có thể can thiệp đến mọi Dư luận xã hội dưới hình thức nào đó như: thăm dò, đánh giá, giám sát, giải tỏa, điều chỉnh, định hướng.v.v... vấn đề là có thấy cần phải can thiệp hay không mà thôi. (Chuyện Ngọc Trinh nếu đi quá giới hạn chuẩn mực, giá trị thì chắc chắn quyền lực công cũng phải can thiệp).
Nếu mình cứ rõ ràng rằng cái này là Công luận, kia không phải là Công luận mà là Dư luận thì sẽ làm khó cho người nghiên cứu và các nhà sử dụng quyền lực công.
Cái quan trọng trong nghiên cứu là ta phân loại nó theo Ngang - Dọc - Xuôi - Ngược - Cao - Thấp - Trong - Ngoài.v.v... nhưng phải thống nhất trong một khái niệm chung nhất, cụ thể ở đây là "Public Opinion" = Dư luận xã hội. Các từ, cụm từ, hay quan niệm trong đó chỉ là nội hàm của Dư luận xã hội mà thôi.
Có vài ý kiến vậy, không biết có đúng không?!!
Dang Nguyen
Dang Nguyen Bản chất từ "public" không thể dịch ra là XH như hiện nay được đâu anh ạ. DLXH có thể dùng để diễn giải thêm nhưng khái niệm chặt chẽ thì "Công luận", theo em, là chính xác hơn. Hệ lụy của việc dùng từ DLXH một cách đại khái là rất rõ. Có dịp sẽ đàm đạo trực tiếp với bác.
Cộng Đồng Chung
Cộng Đồng Chung Đúng là không thể đại khái, nhưng mà nếu chặt chẽ trong việc chuyển ngữ thì sẽ khó làm việc. Dù sao thì Anh-Việt là 2 ngôn ngữ khác nhau.
Cái quan trọng cuối cùng là mình hiểu để thao tác nó trong cuộc sống. Tuy nhiên đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối trong KHXH thì khó.
Hy vọng nghiên cứu đến mức nào đó thì ta sẽ rõ được câu chuyện này
Cảm ơn ông vì đây là lĩnh vực quan tâm chủ yếu của mình.
Đặng Ánh Tuyết
Đặng Ánh Tuyết Cộng Đồng Chung và Dang Nguyen đúng là quan trọng nhất hiện nay khi trình bày Public opinion theo đúng bản chất của từ này nhẩy
Dang Nguyen
Dang Nguyen Quan trọng nhất là ai đó thấy vấn đề và nêu ra vấn đề. Đúng sai hay chấp nhận đến đâu còn phụ thuộc mỗi người. Nguy hiểm nhất là thấy vấn đề (chuyên môn) mà cứ im ỉm, rồi nói sau lưng, không dám nêu công khai và trực diện. Người thông thái thì sẽ tự biết phải làm gì sau mỗi cuộc tranh luận! Ý em vậy thôi.
Dang Nguyen
Dang Nguyen Quan trọng nhất là ai đó thấy vấn đề và nêu ra vấn đề. Đúng sai hay chấp nhận đến đâu còn phụ thuộc mỗi người. Nguy hiểm nhất là thấy vấn đề (chuyên môn) mà cứ im ỉm, rồi nói sau lưng, không dám nêu công khai và trực diện. Người thông thái thì sẽ tự biết phải làm gì sau mỗi cuộc tranh luận! Ý em vậy thôi.
Đặng Ánh Tuyết Dang Nguyen rất cần chuấn hoá khái niệm! Cho 1tr likes https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/f2/1/16/1f60d.png😍https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/f2/1/16/1f60d.png😍 
Thực ra trên thực tế ở ta vẫn giải thích DLXH là ý kiến của công chúng về những vấn đề liên quan đến lợi lích của công chúng! Còn nhóm công chúng lớn nhỏ ra răng thì đc xác định gắn với từng phạm vi vấn đề ảnh hưởng đến họ! HUng Pham Anh nhất trí hông
HUng Pham Anh
HUng Pham Anh GS ơi! Em nghĩ quan trọng nhất là nội hàm khái niệm. Hình như nhà bác có chia cấp độ của DLXH mà
Dang Nguyen
Dang Nguyen Thế nào là công chúng? Cơ sở hình thành công chúng? Các nhóm công chúng (Cộng đồng - the public) giống và khác gì các nhóm XH? Bản chất từ "Public" đòi hỏi những luận giải ở tầm Triết học, ko thể diễn giải nôm na như hiện nay được. Và đánh đồng nó với XH hay các nhóm XH là một sự sai lệch tệ hại.

HUng Pham Anh
HUng Pham Anh Ở Triết của tôi: Không nhất thiết những thuật ngữ Tây có mà ta phải có. Cũng không nhất thiết các thuật ngữ ta dùng đều phải trùng vào một thuật ngữ nào đó của Tây. Đôi khi cũng nên bản địa hoá tý ông ah. Như tôi hiểu : DLXH= PO+PC
Dang Nguyen
Dang Nguyen ở đây ko đơn giản là Việt hóa khái niệm ông ạ. ý kiến người dân rất đa dạng nên phải chuẩn hóa khái niệm để mô tả những hiện tượng khác nhau về bản chất.
https://scontent.fsgn2-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-1/p50x50/37179100_10214648640302974_4591581452608471040_n.jpg?_nc_cat=110&oh=e7afdfde9436cf66760a48e4ec9618b5&oe=5C19BD39

CÔNG LUẬN VS. DƯ LUẬN XH
Những chia sẻ của một bộ phận người dân sau cái chết của thượng nghị sỹ John McCain có thể coi là điển hình về dư luận XH (social conversations). Đó chỉ là những bàn luận thể hiện thái độ, cảm xúc cá nhân dù số lượng khá đông nhưng vẫn chỉ là một tập hợp rời rạc, không có sự gắn kết về lợi ích, và điều mà họ quan tâm không xâm phạm hay đe dọa xâm phạm lợi ích của người khác. Vì chỉ dựa trên cảm xúc cá nhân và ko xâm phạm lợi ích công, dư luận này sẽ nhanh chóng tan biến sau vài ngày. Không có lý do để chính quyền phải quan tâm hay thực hiện hành động nào đó trước những dư luận như vậy.
Ngược lại, phản ứng XH trước vụ sửa điểm ở Hà Giang, Sơn La nên được gọi tên chính xác là "Công luận - Public Opinion". Hành vi sửa điểm đã vi phạm các chuẩn mực XH, vốn là sự cụ thể hóa các giá trị phổ quát. Lợi ích công (mong muốn, nhu cầu của nhóm công chúng nào đó) có biểu hiện bị xâm phạm. Một nhóm công chúng (the public) có lợi ích liên quan được hình thành nhưng bản thân mỗi cá nhân trong đó hay cả tập thể đó không có tư cách/thẩm quyền để xử lý một vấn đề công (public problem- tình huống tiêu cực/không mong muốn mà thành viên của cái public đó trông đợi phản ứng từ phía quyền lực công). Chính điều này đòi hỏi sự can thiệp của chính quyền (Public Authority) trước những "Công luận" bởi nếu không xử lý, số lượng thành viên nhóm công chúng sẽ có thể ngày càng gia tăng, dư luận càng trở nên rộng rãi và gay gắt. Thực tế, nhóm công chúng và dư luận về vụ việc đã tự tan biến sau các quyết định khởi tố.
Việc phân biệt rõ ràng giữa "Công luận" và DLXH không đơn giản chỉ là vấn đề thuật ngữ hay cách phiên dịch. Đằng sau khái niệm "public" là vấn đề nhận thức ở tầm Triết học. Các khoa học XH có thể quan tâm đến DLXH nhưng với những người làm việc trong khu vực công thì cần đặc biết chú ý việc nhận diện và xử lý các "Công luận".
Cộng Đồng Chung
Cộng Đồng Chung Dư luận hình thành trên cơ sở Lợi Ích và Giá Trị.
Ông J.McCain chết, có thể không ảnh hưởng đến lợi ích người dân Việt (thực tế là có ảnh hưởng lợi ích bởi khi ông ấy sống và nếu ông ấy sống tiếp thì đã có và tiếp tục sẽ có những lopby chính sách có lợi cho Việt Nam), nhưng rõ ràng có ảnh hưởng đến giá trị; đó là mối quan hệ hữu nghị, những hành động hàn gắn vết thương chiến tranh vì hòa bình, hợp tác. Do vậy mà nhiều người dân Việt Nam, những con người có lương tri khác cùng chia sẻ, bày tỏ những cảm nhận, những đánh giá về ông ấy (J.McCain).
Cho nên không thể nói là chính quyền Việt Nam không quan tâm, nếu ta quan sát một vài động thái từ truyền hình, truyền thanh của nhà nước, những động thái từ Đại sứ quán Mỹ... thì sẽ thấy rõ.
Cho nên vấn đề là mức độ dư luận nào, loại dư luận nào... thì cần có những can thiệp ở mức độ cần thiết của chính quyền tương ứng. Đặc biệt là nó còn phụ thuộc vào môi trường chính trị - xã hội, các quan hệ/ liên hệ xã hội muôn màu để quyết định sự ứng xử giữa các bên liên quan.
Mình cho rằng cái quan trọng nhất là ta hiểu vấn đề và nội hàm của Dư luận xã hội sau đó thực hành trên cơ sở các quan điểm về nó...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét