Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Giáo dục làm sao vậy?!





Cả xã hội vừa bàng hoàng, choáng, sốc với câu chuyện chạy trường, chạy điểm trong kỳ thi trung học phổ thông (6/2018) chưa giải quyết xong, nay các trang mạng lại rúng động, dư luận lại hoang mang và phẫn nộ với "231 cái tát".
Bên cạnh sự cố gắng của nhiều con người tiệm cận dần với văn minh thì xã hội nào cũng có vài góc khuất nào đó vẫn còn hiển hiện những hành vi đậm chất dã man thời trung cổ. Nhưng cái đau của xã hội ta là một trong những góc khuất có sự dã man đó lại hiện diện trong lĩnh vực giáo dục.
Trên mặt báo không hiếm những tin: "Nữ sinh cấp 2 bị đánh dã man lột áo lộ hàng"; "Nữ sinh vùng quê liên hoàn tát ở bãi gạch"; "Nữ sinh lao đến choảng nhau như phim hành động"; "Nữ sinh đánh ghen đè ngửa nhau giữa phố"; "Nữ sinh lớp 9 đánh nhau hội đồng trong sân trường"; "Nữ sinh bị bạn đè ngửa đấm liên tiếp vào mặt"; "Hai nữ sinh đánh nhau solo như côn đồ"; "Bạn bè reo hò khi nữ sinh bị tát liên tiếp"; "Nữ sinh đầu gấu bị bạn đánh gục"; "Nữ sinh bị bạn bè thi nhau đánh trong lớp"; "Nữ sinh áo dài đánh nhau quyết liệt trên bục giảng"; "Nam sinh đánh nữ sinh như con vật gây sốc"; "Hai nữ sinh đánh nhau điên cuồng trên đồng vắng"; "Nữ sinh đầu gấu tát lệch mặt phụ huynh"; "Nữ sinh Vũng Tàu ra biển đánh nhau"; "Nữ sinh Thanh Hóa bị đánh hội đồng để mua vui"; "Nữ sinh Đà Nẵng định xé toạc áo đối thủ"; "Nữ sinh Yên Bái đánh nhau bạo lực giữa ngã ba"; "Nữ sinh choảng nhau lột đồ trên cầu Hà Nội"; "Nữ sinh Huế bị đánh hội đồng trước cổng trường"; "Nữ sinh Hải Dương sút liên tiếp vào mặt bạn"; "Nữ sinh Bãi Cháy lột nội y đánh nhau"; v.v...
Tiếp theo là các tít bài báo giữa thầy và trò: "Vụ clip thầy trò đánh nhau trên bục giảng: bắt đầu từ những cái tát bất lực"; "Video học trò vây, đánh thầy giáo túi bụi trong lớp"; "Trong tiệc rượu, trò đánh thầy chấn thương sọ não"; "Học trò đón đường đánh thầy giáo nhập viện"; "Trò đánh thầy ngất bị dừng học một năm"; "Học trò đánh thầy nhập viện vì bị ghi sổ đầu bài"'; "Thù hằn cá nhân, trò đánh thầy chấn thương sọ não"'; "Báo động: nhiều vụ học trò đánh thầy cô giáo trọng thương"; "Trò đánh thầy ngất: vì thầy đánh trước...?"; "Học sinh đánh thầy vỡ mũi ngay trước cổng trường"; "Nữ sinh hỗn hào lao lên bàn túm tóc đánh cô giáo";...
Đó là những tít báo được lượm lặt của những năm 2015 trở về trước. Và gần đây thì: "Trò lớp 1 bị cô bạo hành vì tội “chậm hiểu”; "Long An: Phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi"; "Cô giáo ở Bến Tre bị học sinh bóp cổ ngay trong lớp"; "Nghệ An: Em bị phạt, anh trai vào trường đánh thầy giáo gãy sống mũi"; "Hải Phòng: Cô giáo phạt học sinh uống nước vắt giẻ lau bảng"; " Thầy giáo dâm ô 7 nữ sinh lớp 3 ở Hà Nội"; "Cô giáo mầm non để cả lớp đánh hội đồng một trẻ ở Ninh Bình"; "TPHCM: Giáo viên chủ nhiệm tát vào mặt, đá vào mông học sinh"; "Lại thêm giáo viên đánh thâm tím học sinh tại Thái Bình", v.v... và mây mây, nhiều không kịp thống kê. Đỉnh điểm gần đây đang làm cho cả xã hội tái mặt "Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát".
Cái văn hóa "tôn sư trọng đạo", "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "cô giáo như mẹ hiền"... có vẻ như đang bị đe dọa nghiêm trọng...
Cái nét duyên của người con gái bị phủ mờ; chữ Công - Dung - Ngôn - Hạnh có vẻ như xa lạ với các em nữ sinh.
Đồng ý là có báo chí và các trang mạng chúng ta mới biết nhiều đến câu chuyện học đường như thế. Cộng đồng đã thương cảm, đã phẩn nộ, đã chửi rủa không tiếc lời.
Cũng đồng ý là hình như một số thầy cô giáo và ngành giáo dục đã vô cảm trước dư luận xã hội về "bạo lực học đường". Các thầy cô và các em cũng có smartphon, có fabook mà!
Tại sao vậy?
Xã hội làm sao vậy?
Giáo dục làm sao vậy? Cứ thế này cái văn minh còn xa vời!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét