Tìm kiếm một triết lý giáo dục phù hợp tâm tính dân tộc mà không quên truyền thống nhưng cũng không được lạc hậu với hiện đại, đồng thời xây dựng một mô hình giáo dục "sáng tạo và nhân văn" luôn là trăn trở của các nhà giáo dục và cả xã hội.
Rất vui khi PGS.TS Đặng Quốc Bảo và ThS Lê Thanh Huyền đã gửi đến bài viết Xây dựng Nhà trường nhường nhịn, vừa đánh giá những triết lý giáo dục hay vốn từng tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất một triết lý Xây dựng Nhà trường nhường nhịn mà chúng tôi cho rằng không phải không có lý trong bối cảnh lộn xộn của giáo dục hiện nay.
Xin giới thiệu với quý vị bài viết!
XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG NHƯỜNG NHỊN
Vấn đề không được thờ ơ trong bối cảnh hiện nay
1. "Nhà trường nhường nhịn" kế thừa
tinh thần sư phạm của "Nhà trường
lao động" và "Nhà trường
thân thiện"
a/ Lịch sử phát triển nhà trường Việt Nam: kỷ nguyên cách mạng
đánh dấu bằng sự vận động của "Nhà
trường lao động", từng có cảnh tượng hào hùng:
Có những mái trường xưa
Vừa chống càn vừa học
Giặc lui trong phút chốc
Thầy - Trò lại ngâm thơ
Từ mái trường lao động, có những thế hệ học sinh đi vào đời:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Họ đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phòng dân tộc;
hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
b/ Bước vào thời kỳ Đổi mới kinh tế - xã hội (diễn ra trong thời
điểm những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước), nhà trường Việt Nam chấp nhận sự
phát triển theo kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Ra đời
"Trường học thân thiện"
(trường học của tình bạn, có quyết tâm từ bỏ "sư phạm quyền uy" tiến
tới "sư phạm của tình bạn dân chủ hợp tác".
Phó Thủ tưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện
Nhân nói về mục đích của phong trào "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được chính thức phát động
theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 27/8/2008.
"Thiết lập lại môi
trường sư phạm với 6 đặc trung là Trật tự, Trung thực, Khách quan, Công bằng,
Tình thương và Khuyến khích hiệu quả".
Có thể xem việc xây dựng trường học thân thiện là việc cố gắng để
"lành mạnh hóa môi trường giáo dục" tiến tới được trạng thái:
Trường ra Trường - Lớp ra Lớp
Thầy ra Thầy - Trò ra Trò
Dạy ra Dạy - Học ra Học.
(Chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đầu thập niên 80 của thế kỷ
20).
c/ Tuy có nhiều cố gắng, song ngày nay nhà trường đang phải bơi
trong vòng xoáy của "đồng tiền vận động
bất chính, giả dối liên ngôi, bạo lực và vô cảm hoành hành" (chia sẻ của
Phạm Hồng Giang).
Trong nhà trường đang diễn ra các tệ nạn do thiếu "sự nhường
nhịn".
Minh chứng cho việc này đã được TS Phan Tân trình bay thuyết phục
trong chuyên khảo "Xây dựng Xã hội nhường nhịn" (tr. 53-57, Nxb Hội
Nhà văn H-2017).
Nhiều nhà sư phạm mong mỏi: trên nền tảng của "nhà trường
lao động", "nhà trường thân thiện",
lúc này vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục là "xây dựng được nhà trường nhường nhịn".
2. Triết
lý về "Nhà trường nhường nhịn" đã có trong thông điệp về "Bốn trụ
cột của việc học" được UNESCO quảng bá từ đầu thế kỷ 21.
a/ Đâu thế kỷ 21, UNESCO quảng bá thông điệp "Bốn trụ cột của
việc học". Việt Nam hưởng ứng tích cực ý tưởng của UNESCO, hầu như ở bất cứ
nhà trường nào cũng có thông điệp này về 4 nội dung sau đây:
Học để biết,
Học để làm,
Học để cùng sống với nhau,
Học để làm người.
Trụ cột thứ ba "Học để
cùng sống với nhau" thường được diễn giải "Bằng cách phát triển sự hiểu biết về người khác và sự cảm nhận tính phụ
thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện cách giải quyết xung đột với tinh thần tôn
trọng các giá trị đa phương thúc đẩy tinh thần yêu hòa bình".
"Học để cùng sống với
nhau" còn được diễn giải: "Học
để biết cách khoan dung nhau, bao dung nhau, học để biết cách ngắm nghía lẫn nhau".
Con người ta khi biết cách ngắm nghía lẫn nhau sẽ biết cách nhường
nhịn nhau.
b/ Bất cứ sự nhường nhịn nào trong nhà trường cũng phải tuân thủ
vấn đề có tính nguyên tắc: sự tương thân
tương kính của thầy trò.
Nhà trường nhường nhịn là nhà trưởng tuân thủ nguyên tắc về mối
quan hệ thầy trò đã được Bác Hồ kính yêu xác định:
"Thầy siêng dạy - Trò siêng học"
(Bác nói năm 1946),
"Thầy quý trò - Trò kính thầy"
(Bác nói năm 1955,
"Thầy dạy tốt - Trò học tốt"
(Bác nói năm 1956.
"Quan hệ thầy trò" là vấn đề trung tâm của nhà trường,
là động lực phát triển của nhà trường. Lời dạy sau đây của Bác Hồ luôn là minh
triết cho sự phát triển nhà trường Việt nam, cho sự kiến tạo "Nhà trường nhường nhịn" của phát
triển giáo dục Việt Nam:
"Trong trường cần có dân chủ... dân chủ nhưng trò phải kính
thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải cá đối bằng đầu" (Toàn tập Hồ Chí
Minh, Tập 11, tr. 331).
c/ "Nhà trường nhường nhịn" tác động lên cả 3 mối quan
hệ:
Quan hệ thầy - thầy
Quan hệ trò - trò
Quan hệ thầy - trò
Về điều này cần thu hoạch lời dạy rất sâu sắc của cố Tổng Bí thư
Lê Duẩn; trong lần đầu thăm Trường Đại học Sư phạm năm 1962, Ông có tâm tình với
thầy trò trường nay:
"Càng yêu người bao
nhiều, càng yêu nghề bấy nhiêu, quan hệ thầy - trò không có gì khác hơn là quan
hệ hữu ái, bè bạn. Thầy giáo phải dạy cho học sinh có lòng nhân ái, nếu bản
thân thầy giáo không có lòng nhân ái thì không thể dạy được điều này cho học
sinh... Cho nên thầy giáo không chỉ dạy bằng công thức, bằng những câu chữ có sẵn
mà phải dạy bằng tất cả tâm hồi mình". Đọc Lê Duẫn lại nhờ về lời
khuyên của Aristoste (384-322, TCN) "Quan
hệ thầy trò là quan hệ của tình bạn đạo đức".
3. Có một
điều không được phép nhường nhau trong "Nhà trường nhường nhịn"
a/ Khổng Tử (551-479, TCN), Người được nhiều dân tộc phương Đông
tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" (Biểu tượng người thầy cho muôn đời).
Ông có châm ngôn nổi tiếng: "Học nhi
bất yếm, hối nhân bất quyện" (Học người không bao giờ biết chán, dạy
người không bao giờ biết mệt).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy châm ngôn này thành khẩu hiệu cho Hội
nghị bàn về Công tác huấn luyện và học tập, tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc,
ngày 6/5/1950.
b/ Khổng Tử còn có lời dạy minh triết: "Đương nhân bất nhượng ư sư" (Làm điều
nhân thì không được nhường thầy).
Vô luận nhà trường nào ngày nay, dù mang danh hiệu gì: Nhà trường lao động, Nhà trường thân thiện,
Nhà trường nhường nhịn, Nhà trường chất lượng cao, thì sự mệnh của nó là Dạy học nhân văn và sáng tạo.
Dạy học chỉ đuổi theo mục tiêu "Sáng tạo" mà không đặt
trên nền tảng "Nhân văn" thì sản phẩm của nhà trường đưa vào cuộc sống
sẽ tiềm ẩn các nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ "nhân văn" mà thiếu
"sáng tạo" thì nhà trường cũng đi vào sự lạc hậu của cuộc sống. Tất yếu
nhà trường sẽ không tồn tại được.
c/ Trong tác phẩm "Nền giáo dục cho thể kỷ hai mươi mốt: những
triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương" (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
xuất bản năm 1994), Raja Roy Singh, Nhà
giáo dục đáng kính đương đại có viết: "Mỗi
một phút hơn một triệu đô la được chi cho việc sản xuất các vũ khí giết người
hàng loạt. Sự nguy hiểm chết người hơn thế nữa là chính những cái đầu óc suy
ngẫm để vạch kế hoạch cho một sự huỷ diệt cuối cùng lại đang tạo ra những cái
đầu óc mới chỉ có thể hoạt động trong môi trường phá hoại. Đây không phải là
vấn đề loài người thiếu kiến thức mà chính là sự thông thái đang bị khủng hoảng" (Sđd, tr. 62).
Raja Roy Singh nhắc đến bốn cảm giác - "Tứ
đoan" của thầy Mạnh Tử, một đại biểu xuất sắc của nho gia, đề xuất cách
đây hơn 2000 năm:
- Cảm
giác về lòng trắc ẩn là khởi đầu của
Nhân tính.
- Cảm
giác biết ăn năn hối hận là khởi đầu
của Chính trực.
-
Cảm giác biết tôn trọng phục tùng là
khởi đầu của Phép tắc lễ nghi.
-
Cảm giác biết phân biệt phải trái là
khởi đầu của sự Thông thái.
Những người có bốn cái khởi đầu
ấy cũng đung như là họ oc tứ chi. Có được bốn cái khởi đầu ấy mà nói rằng họ
không phát triển được chúng tức là họ tự hủy diệt vậy" (Sđd, tr. 62).
Xây dựng Nhà trường nhường nhịn
và nói rộng Xã hội nhường nhịn đích thực, không rơi vào sự Vu khoát, chỉ khi có
nền tảng đặt trên bốn trụ cột: Lòng trắc ẩn, Sự biết hối hận, Sự biết tôn trọng
phục tùng, Sự biết phân biệt phải trái.
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Quốc Bảo, 2016, Đổi mới cải cách giáo dục
ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.2016
2. Raja Roy Singh, 1994, "Nền giáo dục cho thể kỷ hai mươi mốt: những triển vọng của
châu Á - Thái Bình Dương", Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, H. 1994.
3. Phan Tân, 2017, Xây dựng Xã hội nhường nhịn, Nxb Hội Nhà văn,
H. 2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét