Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Trưng cầu ý dân



Luật Đặc khu đã tạm lùi thông qua; Máu đã đổ!
Luật An ninh mạng đã được thông qua! Thất vọng hay thõa mãn vẫn còn bàn chán.
Lùi thông qua hay đã thông qua thì mục đích (ít nhất là về danh nghĩa) luật pháp nào được ban hành cũng đều mong muốn điều chỉnh một xã hội ổn định và phát triển theo khuôn khổ nhất định. 
Thế nhưng, tại sao máu phải đổ? Tại sao còn thõa mãn hay chưa thõa mãn? Và đám đông hưởng lợi hay "chịu thiệt hại" của những chế tài từ những điều luật đó là ai?
Tôn chỉ cho mọi hoạt động của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều là "của dân - do dân - vì dân", vậy:
- Bao nhiêu người dân đồng ý? Tại sao đồng ý?
- Bao nhiêu người dân phản đối? Tại sao phản đối?
- Bao nhiêu người dân còn chưa hiểu sự việc? Tại sao chưa hiểu?
Ai trả lời được những câu hỏi này?
Năm 2012, để triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 08-KH/TW, ngày 12/03/2012, trong đó chỉ đạo "Đổi mới và nâng cao chất lượng thăm dò DLXH, tập hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tham khảo trước khi ra quyết định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước".
Hôm nay (12/6/2018), còn thiếu 18 ngày nữa tròn 2 năm Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực vẫn đắp chiếu nằm đó.
Điều 6, của Luật này quy định các vấn đề trưng cầu ý dân:
1) Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; 
2) Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; 
3) Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; 
4) Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét