Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Chạy điểm



Vì không chấp nhận thực tế học lực kém của con em mình mà nhiều phụ huynh, học sinh đã móc nối cán bộ ngành giáo dục ở Hà Giang tìm cách nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc gia năm 2018 (330 bài thi của 114 học sinh được nâng từ 1 đến 8,75 điểm).

Việc làm của một số cá nhân đó là bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý, chà đạp niềm tin của xã hội vào giáo dục và phá hoại công sức của hàng chục ngàn thầy cô giáo và cán bộ quản lý trong công tác tổ chức thi và coi thi; đồng thời cũng gây sốc cho gần 1 triệu thí sinh dự thi.

Đây chỉ là đỉnh điểm của câu chuyện chạy trường, chạy điểm làm xã hội "giật mình", còn trên thực tế từ hàng chục năm nay nạn "chạy thầy", tệ "mua điểm" không chỉ là "đáng lo ngại" nữa, mà đã trở thành một "khối u ác tính" của ngành giáo dục. Nó khủng khiếp ở chỗ là việc "chạy thầy", "mua điểm" đó đã trở thành một chuyện đương nhiên, thành thông lệ bình thường, chẳng ai cảm thấy xấu hổ, đau xót cho sự xuống cấp của đạo đức nghề giáo.

Có lẽ vì nó đã là chuyện phổ biến, nhiều người biết, mà trong một khảo sát nhỏ về chuyện "chạy", chúng tôi đặt câu hỏi về tình trạng "phụ huynh biếu xén quá cáp để nhà trường, thầy cô quan tâm đến con em mình đang diễn ra như thế nào trong xã hội hiện nay" thì có đến 71,8% (574/800 người được hỏi) cho là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, chỉ 11,9% cho là ít nghiêm trọng và 16,3% cho là chuyện bình thường.

Bệnh "mua điểm" không chỉ ở sinh viên đại học chính quy mà rất trầm trọng ở bất cứ cấp học nào của ngành giáo dục đào tạo!

Ở cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phụ huynh phải tặng quà "trên mức tình cảm" cho thầy cô nhân dịp Tết, lễ, ngày sinh nhật thầy cô... để con mình được "chăm sóc chu đáo", ít bị ăn đòn. Lớn hơn tí nữa là chạy cho con được học trường điểm, trường chuyên. Có rất nhiều cô giáo chủ nhiệm các lớp còn trắng trợn gợi ý cho sinh viên sư phạm thực tập tốt nghiệp ở lớp mình chuyện "tặng quà".

Đối với hệ đào tại chức, đào tạo từ xa, thì việc "chạy điểm" mới ngoài sự tưởng tượng, có người không tham gia kỳ thi vì đang đi "công tác nước ngoài", thế mà lại có bài làm hẳn hoi và được chấm "điểm giỏi".

Trong con mắt của nhiều phụ huynh và nay là cả trong nhiều học sinh, hình ảnh người thầy không còn cao quý, thanh khiết như xưa nữa!

Trong tâm thức những người vốn trọng đạo thầy - trò cần xem đó là nỗi hổ thẹn!

Âu cũng là sự thiếu nhường nhịn mà ra!!!

Photo: Báo Lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét