Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Xã hội nhường nhịn: Từ nhận thức của người dân


1. Nhường nhịn phải thế nào?
Chúng tôi giả định rằng, mỗi con người sinh ra và lớn lên, trong cuộc sống của mình chắc rằng không thể không biết hay không nghe đến các cụm từ: nhường nhịn, sự nhường nhịn, văn hóa nhường nhịn... hay các triết lý: "một điều nhịn chín điều lành", "nhường cơm sẻ áo"... Tuy nhiên, nhận thức về nội hàm, đặc điểm của nhường nhịn như thế nào để có những hành động nhường nhịn đúng làvấn đề khác, nó liên quan nhiều đến môi trường văn hóa (gia đình, nhà trường, xã hội...).

Tìm hiểu nhận thức của người dân, thông qua một loạt các quan điểm về sự nhường nhịn được thống kê qua quá trình nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế, chúng tôi đã đặt câu hỏi rằng:  Ông/bà đồng ý hay không đồng ý với những nhận định sau đây về sự nhường nhịn trong xã hội Việt Nam hiện nay? đã thu được kết quả từ 788 bảng hỏi như sau (xem bảng).

Bảng 1: Quan điểm về sự nhường nhịn trong xã hội hiện nay

Đồng ý
Đồng ý một phần
Không đồng ý
Không biết/KTL
a) Nhường nhịn là nhận phần thiệt thòi về mình
47.1
38.8
13,8
.3
b) Nhường nhịn là luôn nhường cho người khác phần hơn
49.6
37.9
12.2
.4
c) Nhường nhịn là chia sẻ lợi ích của mình cho người khác
64.0
28.4
6.8
.9
d) Nhường nhịn là dành quyền lợi tốt đẹp cho người khác
65.8
28.1
5.3
.8
e) Nhường nhịn là bao dung, độ lượng với những lỗi lầm của người khác
69.8
19.6
9.9
.6
f) Nhường nhịn là để tránh những xung đột không đáng có
91.5
6.6
1.7
.3
g) Nhường nhịn là chấp nhận thua thiệt hoàn toàn
23.9
33.3
42.5
.3
h) Nhường nhịn không có nghĩa là bị thua thiệt mà là muốn điều tốt đẹp cho tất cả mọi người
87.0
10.4
1.9
.8
i) Nhường nhịn là an phận, nhún nhường trước cái xấu
16.1
12.2
70.2
1.5
k) Nhường nhịn là thể hiện mình hơn hẵn người mình nhường
31.6
25.5
41.6
1.3
l) Nhường nhịn là thái độ sống tích cực cần có trong mỗi con người
95.9
2.7
0.9
.6
m) Nhường nhịn là cho đối thủ một cơ hội nhận ra lỗi lầm để sửa sai
77.3
18.4
3.8
.5
n) Nhường nhịn là không làm tận, làm tuyệt, đưa người khác vào bước đường cùng
75.4
13.1
10.8
.8
o) Nhường nhịn là để tu nhân tích đức cho bản thân và con cháu
91.3
6.0
2.3
0.5
* Nhóm câu hỏi này có 5 thang đánh giá được chúng tôi gộp lại cho dễ theo dõi (1-Đồng ý = Rất đồng ý+Đồng ý, 2-Đồng ý một phần, 3-Không đồng ý = Rất không đồng ý+Không đồng ý, 4-Không biết/Không trả lời)

Từ số liệu thu được, chúng tôi tạm phân thành 3 nhóm cấp độ, quan điểm về sự nhường nhịn:
Nhóm quan điểm 1: Những người được hỏi đồng thuận (đồng tình cao)  với các quan điểm:
l) Nhường nhịn là thái độ sống tích cực cần có trong mỗi con người (95,9%);
f) Nhường nhịn là để tránh những xung đột không đáng có (91,5%);
o) Nhường nhịn là để tu nhân tích đức cho bản thân và con cháu (91,3%);
 h) Nhường nhịn không có nghĩa là bị thua thiệt mà là muốn điều tốt đẹp cho tất cả mọi người (87,0%);
 m) Nhường nhịn là cho đối thủ một cơ hội nhận ra lỗi lầm để sửa sai (77,3%);
n) Nhường nhịn là không làm tận, làm tuyệt, đưa người khác vào bước đường cùng (75,4%)...
Nhóm quan điểm 2: Mức độ đồng thuận trung bình dành cho các quan điểm:
e) Nhường nhịn là bao dung, độ lượng với những lỗi lầm của người khác (69,8%);
d) Nhường nhịn là dành quyền lợi tốt đẹp cho người khác (65,8%)
c) Nhường nhịn là chia sẻ lợi ích của mình cho người khác(64,0%);
b) Nhường nhịn là luôn nhường cho người khác phần hơn (49,6%);
a) Nhường nhịn là nhận phần thiệt thòi về mình (47,1%);
Nhóm quan điểm 3: Một số quan điểm nhận được sự đồng thuận ít hơn (đồng tình thấp), đặc biệt có quan điểm bị phản đối ở mức cao:
i) Nhường nhịn là an phận, nhún nhường trước cái xấu (16,1% đồng ý, so với 70,2% không đồng ý);
g) Nhường nhịn là chấp nhận thua thiệt hoàn toàn (23,9% đồng ý, so với 42,5% không đồng ý);
k) Nhường nhịn là thể hiện mình hơn hẵn người mình nhường (31,6% đồng ý, so với 41,6% không đồng ý);

Từ ba nhóm quan điểm này, tạm thời có thể nhận định rằng: Phần đông người dân nhận thức sự nhường nhịn là lối sống tích cực, là mong muốn sự tốt đẹp cho tất cả mọi người, là tránh xung đột, là cách ứng xử nhân văn giữa con người với nhau, thậm chí nhân văn với cả đối thủ của mình.
Các quan điểm nhường nhịn là sự an phận, nhún nhường, là sự thua thiệt, hay ở góc độ nào đó là sự kẻ cả kiểu bề trên (thể hiện rằng mình hơn hẳn người được nhường)... đều nhận được sự đồng thuận rất thấp; đặc biệt là quan điểm “nhường nhịn là an phận, nhún nhường trước cái xấu” nhận được nhiều ý kiến phản đối  (70,2%).

Như vậy, có thể thấy quan điểm “nói đến nhường nhịn là nói đến sự tiêu cực, nhu nhược, thiếu tính đấu tranh, cạnh tranh...”  không phải là quan điểm tồn tại trong số đông công chúng. Quan điểm xây dựng một xã hội nhường nhịn tiếp tục được khẳng định bằng những số liệu thuyết phục tích cực.

2. Vai trò, thực trạng của sự nhường nhịn trong xã hội hiện nay!
Từ những quan điểm tích cực về sự nhường nhịn ở trên, khi được hỏi rằng: Tính cách nhường nhịn của mỗi người có quan trọng đối với sự ổn định của xã hội hay không? có đến 95,1% số người được hỏi đều cho là quan trọng (53,0% đánh giá cho ở mức rất quan trọng, và 42,1% cho là quan trọng), chỉ có 0,4% trả lời không quan trọng.

Tính cách nhường nhịn hay sự nhường nhịn quan trọng là vậy, nhưng khi được hỏi về nhận định Trong xã hội hiện nay con người đang thiếu sự nhường nhịn lẫn nhau”, có đến 92,3% người trả lời đồng ý với nhận định này (trong đó: 18,6% hoàn toàn đồng ý, 49,6% đồng ý và 24,1% đồng ý một phần), chỉ có 7,5% là không đồng ý.

Như vậy, với nhận thức chung về sự nhường nhịn và thiếu nhường nhịn trong xã hội hiện nay, có thể tạm nhận định rằng phần lớn người dân hiểu khá rõ về giá trị của sự nhường nhịn, nhưng trong xã hội hiện tại tình trạng thiếu nhường nhịn là đáng báo động và gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Vấn đề ở đây là tại sao đa số người dân đều nhận thức được cái hay, cái đẹp của nhường nhịn, thấy được tầm quan trọng của nó, nhưng trong xã hội vẫn xảy ra nhiều hành vi thiếu nhường nhịn?

Nhường nhịn vốn là một mỹ đức, ấy vậy mà, giờ đây, trong quá trình khảo sát tiếp cận, không ít người thốt lên với chúng tôi rằng: "Trong gia đình còn khó tìm kiếm nhường nhịn huống gì trong xã hội với vô vàn những con người xa lạ"; "Xã hội bây giờ mà dạy dân nhường nhịn thì đúng là ảo tưởng"; "Mỹ đức đã trở thành mỹ biến rồi", "Nhường nhịn đã là một từ xa xỉ trong xã hội hiện nay"...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét