Bài đăng nổi bật

Việt Nam nhìn từ Chủ thuyết phát triển

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Bàn về Xã hội nhường nhịn (Quyển hai)



LỜI NÓI ĐẦU
Con người về bản chất là động vật tranh đấu quyết liệt cho lợi ích của bản thân, và văn hóa chính là cái khiến con người vẫn còn là con người, xã hội loài người vẫn còn là
xã hội loài người. Câu này tôi từng nghe đâu đó và nó thật đúng với bản chất của con người chúng ta; và nó cũng thật
ý nghĩa với cái mà ta gọi là văn hóa vốn dĩ đang mang
trọng trách.
Văn hóa là động lực của sự phát triển, nhưng sẽ ra sao nếu văn hóa bị méo mó, bị biến dạng bởi những hành vi của con người không được định hình từ những chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử cơ bản.
Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, các bước chuyển đổi từ kinh tế, văn hóa, xã hội... không tránh khỏi sự thiếu khớp nối; những hành vi thiếu nhường nhịn trong quan hệ giữa con người với con người, trong giao tiếp ứng xử hằng ngày, trong công việc... dường như ngày càng bộc lộ rõ khiến người có lương tri không khỏi trăn trở.
Mong muốn định lượng bằng những con số về nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về sự nhường nhịn; nhận diện và lý giải một cách toàn diện các nguyên nhân đưa đến sự thiếu nhường nhịn trên những hiện tượng đã và đang diễn ra... là kỳ vọng mà tôi đã trăn trở khi bắt đầu xuất bản Quyển 1 Xây dựng Xã hội nhường nhịn. Và điều này đã thành sự thật cho dù chỉ mới ở cấp độ khiêm tốn (cấp Bộ)
và không gian thực nghiệm chỉ mới trên địa bàn 2 tỉnh thành (Hà Nội, Nghệ An) để ra mắt Quyển 2
Bàn về Xã hội nhường nhịn mà bạn cầm trên tay.
Sau một thời gian Quyển 1 ra mắt, có người nói với tôi rằng: "Xã hội nhường nhịn chưa xuất hiện là bởi chưa có những tiền đề, những sự ủng hộ nó của các tổ chức quan phương và của những con người tinh hoa".
Đúng! và lần này thì tôi đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đặc biệt là sự ủng hộ từ Chủ tịch Viện - GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn. Ông đã có quyết định bổ sung tài trợ cho nghiên cứu sau khi nghe tôi trình bày về ý tưởng nghiên cứu tiếp theo.
Không ít nhà khoa học đã rất thích thú khi tôi đề cập đến vấn đề nghiên cứu và ủng hộ tôi bằng tinh thần của
học giới như: GS.TS Tô Duy Hợp, PGS.TS Đặng Quốc Bảo, GS.TS Công Nghĩa Tụ, Mục sư Nguyễn Trọng Việt, PGS.TS Hoàng Thị Thơ, GS.TS Nguyễn Hữu Minh, PGS.TS Trần Thị An, TS Nguyễn Bùi Nam, PGS.TS Vũ Mạnh Lợi, TS Phạm Huy Thông, TS Bùi Văn Hưng, NNC Ngô Sỹ Thuyết,
TS Trần Vân Anh, TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, KTT Mai Thị Châu, CN Mai Quốc Hân… (khu vực phía Bắc); GS.TS Ngô Văn Lệ, PGS.TS Phan An, PGS.TS Lê Thanh Sang, GS.TS Phan Xuân Biên, TS Trần Hữu Nguyên, TS Võ Công Nguyện, TS Phú Văn Hẳn, TS Lê Thị Ngọc Điệp, TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt... (khu vực phía Nam). Họ đã cho tôi niềm tin về điều không thể sẽ có thể trong khoa học để tôi tiếp bước nghiên cứu của mình.
Phải nhắc đến các bạn của tôi: Phạm Thanh Huyền,
Lê Thị
Hồng Nhung, Lê Quang Ngọc, Bùi Thị Hồng, Phạm Quỳnh An, Nguyễn Thị Huệ, Lê Thị Thùy Ly, Nguyễn Thị Minh Phương, Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Diệu Dương, Vũ Văn Chùy, Nguyễn Chí Thủy… (ở Hà Nội), Phan Thị Thúy Hà, Đặng Thị Minh Lý, Bùi Minh Hào, Hồ Thị Hiền… (đến từ Nghệ An) đã luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Một nhóm bạn mà tôi rất cảm mến, bởi sự nhiệt tình,
sự ham muốn trải nghiệm khi đang ngồi trên giảng đường, đó là các sinh viên: Phan Thị Thanh Nga, Vũ Thanh Vân, Đinh Văn Hội, Nguyễn Duy Hoàng, Cao Thanh Thảo, Phạm Kim Quân, Nguyễn Thị Huyên, Đào Thị Phương, Phan Khánh Trang, Cao
Thị Nga, Vũ Thanh Xuân... đến từ Đại học Công đoàn; Nguyễn Văn Phấn, Lê Hồng Dương, Thái Thị Mai Trang, Đặng Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Thị Hoài Thu, Vũ Duy Trung... đến từ Đại học Vinh. Các bạn đã cùng tôi trải nghiệm thực sự qua việc tuân thủ tuyệt đối phương pháp nghiên cứu đã chọn, truy tìm mẫu, tổ chức phỏng vấn cả trong những ngày mưa bão trên địa bàn để rồi có bạn phải thốt lên rằng "thầy ơi em muốn giết mẫu". Những tháng cuối năm 2017 thật đáng nhớ! Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Ở các địa phương không thể không nhắc đến lãnh đạo của các xã, phường: Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm), Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), Liên Ninh (huyện Thanh Trì), Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) - Tp. Hà Nội; Quang Trung, Hưng Đông (Tp.Vinh), Yên Thành, Mỹ Thành (huyện Yên Thành) - tỉnh Nghệ An… đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi được tiếp cận với công dân trên địa bàn. Đặc biệt là các công dân - những thông tín viên chân thành, vui vẻ và nhiệt tình đã cùng chúng tôi chia sẻ về sự tử tế. Cảm ơn bà con!
Không ít cụ già, những bậc phụ huynh, các độc giả đã điện thoại tâm sự, chia sẻ cảm xúc với tôi sau khi đọc xong Quyển 1, họ đã giúp cho tôi có thêm sự hứng khởi để thực hiện công trình tiếp nối.
Đặc biệt, cảm ơn bố mẹ, đã cho con trái tim nhẫn và dòng máu tử tế. Xin dâng lên bố mẹ cuốn sách này!
Lời cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những ai tiếp tục góp ý để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau và cũng là động lực cho tôi trong những cơ hội nghiên cứu tiếp theo!
Hà Nội, tháng 2 năm 2019
Phan Tân
ĐT: +84.98.3316573
Email: phantanxh@gmail.com
www.phan-tan.blogspot.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét